高台教[编辑]
维基百科,自由的百科全书
高台教
高台教的天眼
越南語表記?
國語字
Đạo Cao Đài漢喃
道高臺高台教(越南语:Đạo Cao Đài)是20世纪起源于越南的一个新兴宗教,其与和好教是越南特有的两种宗教之一,也是这个国家的第三大宗教。
目录
[隐藏]§创立[编辑]
西宁圣殿
在1925年12月25日,在越南南部的西宁(西贡西北100千米),在法属印度支那殖民地政府内任职的两名公务员——吴文昭(Ngô Văn Chiêu,1878年生于西贡)和黎文忠(Lê văn Trung,1876年— 1934年12月19日),自称得到至尊无上神“高台”的启示,创立了这种越南本土宗教。1926年9月7日,这个新兴宗教得到了殖民地当局的批准。
§现状[编辑]
一般认为,目前越南的高台教信徒人数约有300万人,有些统计则高达800万人。无论从信徒的总人数,还是从社会影响力来看,高台教都是仅次于佛教和天主教的越南第三大宗教。
高台教的传播地区主要集中于越南南部的湄公河三角洲地区,特别是其总部所在地——胡志明市西北面的西宁省。
高台教也传播到了越南以外的一些地方,例如美国、欧洲和大洋洲,高台教在海外共有3万信徒,不过基本上都是越南僑民及其后裔。
§教义[编辑]
高台教是各种宗教的一种综合体,它将在越南盛行的东西方各种宗教:佛教、天主教、基督教、伊斯蘭教、道教、儒教全都揉和在一起,主张“万教大同”,诸神共处。释迦牟尼、老子 、孔子 、观世音、耶稣、穆罕默德,甚至李白、关公、牛顿、维克多·雨果、莎士比亚、丘吉尔、薩拉丁、孙中山等历代东西方圣贤都被列为该教所供奉的对象。在该教的总部——西宁圣殿的门口有所谓“三圣”(神和人类之间的先知)的图像:[1],从左向右分别是: 孙中山、维克多·雨果和阮秉谦(越南诗人)。不过,在这一切之上,高台教承认有一位宇宙的最高“主宰者”——高台神,高台教也因此而得名。(「高台」一詞出自「道德經」第二十章,「眾人熙熙,如享太牢,如春登台」。高台教徒解釋「如春登台」為「上禱高台」,高台就是神靈居住的最高的宮殿的意思。)
在高台教内,有三教、五道的说法,所谓三教是指佛教、圣教和仙教;五道则是指人道 :儒道(孔子)、伊道(穆罕默德)、圣道(耶穌)、仙道(老子)和佛道(釋迦牟尼)。
高台教对于宇宙起源的观点,可能是参考了《道德经》,认为在高台神之前,无名、无形的道已经存在;在某一个时候,突然发生了大爆炸,高台神出生了。但只有掌管阳的高台神,宇宙还无法形成;于是高台神用自己的一部分创造了一个女神(佛)来掌管阴。阴阳出现以后,宇宙就具体化了。这个女神也是宇宙中无数事物之母。因此,高台教不仅崇拜父神高台神,也崇拜母神女神。但是,这个女神(佛)只是掌管阴,自身并不是阴的一部分,其实还是男性。
高台教的全称是“大道三期普渡高台教”。这是因为该教教义认为人类的历史分为三个天启阶段。在大地混沌之初,高台神这位惟一崇高的造物者透过佛、道、儒启示人类,其后神以耶稣、穆罕默德为神人沟通的桥梁,但由于两次的天启未能达至完美,故高台教自视为世界最后一个接受天启的中介。
同时供奉释迦牟尼、孔子、耶稣、穆罕默德和老子
§庙宇和仪式[编辑]
高台教庙宇的建筑风格强烈的体现了这个宗教东西杂揉的特点:既有两座类似哥特式教堂的高大的尖塔以及清真寺的宣禮塔,同时又具有明显的中国传统风格:不仅外部飞檐翘角,而且庙宇内部竖立着两排雕龙的圆柱。
在高台教庙宇的供桌上,供奉来源于各个宗教的神像,总计约数十位:最高层中央是释迦牟尼,左右分别是老子和孔子;第二层左是观音,中右分别是李太白和关圣像;第三层是耶稣;第四层除穆罕默德外,还有孙中山等一些东西方圣贤的神像。
在高台教庙宇的高处,画着象征高台神的符号——一只眼睛,称做天眼,表示人间的任何事情都逃不脱高台神眼的审察。
高台教庙宇每日6点、12点、18点、24点都要焚香诵经,其中以中午12时举行的最隆重。拜颂时各祭司分别穿着代表儒教的红袍(代表权威)、代表佛教的黄袍(代表德行)、代表道教的蓝袍(代表宽容),而信徒则身穿白袍。脱鞋进入庙宇后,在主持人的带领下,面朝神坛,念经颂唱。
高台教教徒遵守佛教的五戒和儒教的中庸之道,蓄发。出家的教徒还必须遵守独身和素食的誓言。
§组织[编辑]
高台教的组织结构既模仿西方政体的三权分立,其中央机构包括八卦台(立法机构)、九重台(行政机构)和协天台(司法机构)3个平等的机构。
高台教内神职人员的品级系模仿天主教的教阶制度,同样有神父(Giáo Hữu )、主教(Giáo Sư)、大主教(Phối Sư)、红衣主教(Ðầu Sư)、监察枢机主教(Chưởng Pháp)等头衔,最高头衔同样也是教宗(Giáo Tông)或教皇(Giáo Hoàng)。大主教有36名;主教有72名。
高台教强调男女平等,男女都可以担任红衣主教。唯一的区别是女性不可能升到教皇。因为阴不可统治阳。
1972年,该教还创办了高台大学院。
西宁圣殿内部
§教派[编辑]
高台教内部也包括许多派别,主要的有仙天派、西宁派、前江派、后江派等。
§政治活动[编辑]
1945年日本战败后,高台教开始投身政治活动,并拥有一支二万五千人的军队。从1945年到1955年的十年间,成为越南南方的一股重要军事与政治势力。1956年初,吳廷琰政府开始他的统一南方的行动,先是扫平了正兴区平川派的黎文远(七远)势力,接着又派杨文明(大明)镇压了和好教,和好教教主郑明世阵亡,副教主黎光荣解甲归田。这时高台教的教主范公稷已经年老体衰,副教主阮成芳转而宣誓效忠吳廷琰政府,放下武器,得以在内阁中任一闲职。1963年吳廷琰在軍事政变中死后,高台教势力又得到恢复,组织了自己的政党,在南方政府中有自己的代表。在抗美越战期间,高台教成为一支不可忽视的力量。在1975年南北统一后的越南国会选举中,它获得了4个席位。但是和所有宗教一样,高台教也受到了严密的监视。
§参考文献[编辑]
§外部链接[编辑]
Cơ bút
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thông tin trong bài này hoặc đoạn này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào.
Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này.
Nội dung và quan điểm của bài hoặc đoạn này có thể thể hiện một tầm nhìn chưa mang tính toàn cầu.
Xin cải thiện bài này hoặc thảo luận về vấn đề này tại trang thảo luận.
Cơ bút là nghi lễ cầu cơ và chấp bút, là một nền tảng của đạo Cao Đài, được cho là đã khai sinh ra và là phương tiện giảng truyền của tôn giáo này[cần dẫn nguồn]. Cầu cơ và chấp bút là những phương pháp thông linh, Cao Đài gọi là những phương pháp Thông Công.
§Nghi lễ đạo[sửa | sửa mã nguồn]
Đạo Cao Đài được khai sinh bởi Cơ Bút và giảng truyền chân đạo cũng qua Cơ Bút. Cơ Bút là một nền tảng căn bản của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Qua Cơ Bút, luật pháp Đạo được ban hành. Tòa Thánh, Thánh Thất, Thánh Tịnh được thành hình; những kinh điển, nghi thức cúng kiến được phân lập, và những án thi văn dạy Đạo được lưu truyền qua nhiều thế hệ, từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á cũng đều qua Cơ Bút.
Cơ bút để Thông Công cùng thế giới vô hình có những mục đích như sau:
- Cơ Bút Phổ Độ: Cơ Bút này Thượng Đế dùng để thu nhận môn đệ trực tiếp khi chúng sanh tham gia hầu đàn, muốn được trở thành người tín đồ Cao Đài. Cơ Bút này đã ngừng trong những năm đầu tiên sau khi hệ thống các chức sắc trong Đạo đã tương đối ổn định. Thượng Đế giao lại việc Phổ Độ cho các chức sắc.
- Cơ Bút Phong Thánh: Cơ Bút này, trong hai đồng tử thì phải có tối thiểu là một đồng tử thuộc chi Pháp hay chi Đạo (Đồng tử phải là người của Hiệp Thiên Đài). Nên Cơ Bút Phong Thánh cũng đã chấm dứt khi các vị Thập Nhị Thời Quân trong hai chi Pháp và Đạo đều không còn tại thế nữa.
- Cơ Bút Dạy Đạo: Cơ Bút này để cho chúng sanh được tiếp xúc cùng các Đấng vô hình mà học hỏi nên không cấm. Nhưng thường phải là các chức sắc từ phẩm Giáo Hữu trở lên mới nên cầu cơ. Cơ Bút này không cấm, nhưng tất cả những đàn cơ tại tư gia, cá nhân, hội nhóm này đều phải được giữ kín, cấm không được truyền bá ra ngoài (vì có khả năng làm loạn nhân sanh và nếu như những đàn cơ này bị tà quái dẫn dắt)
Trên đây là ba hình thức của các buổi hầu cơ chấp bút. Chúng sanh có quyền, được phép cầu cơ để học hỏi cùng các Đấng thiêng liêng những điều mình chưa biết về Đạo.
§Điều kiện[sửa | sửa mã nguồn]
Có hai điều kiện là không được hỏi việc Thiên cơ và không được truyền bá ra ngoài.
Quan trọng là những ai có ý định cầu cơ, phải xét lại mình đã đủ tư cách, điều kiện hay chưa?
Có ba điều kiện chính để được coi là có tư cách
- Thứ nhất là phải trường chay sáu (06) tháng trở lên với tình yêu thương chúng sanh thật vĩ đại.
- Thứ hai là phải hỏi về việc Đạo, không nên hỏi chuyện cá nhân vì các Đấng cũng có nhiều việc phải làm, đừng để mất thời gian quý báu của các Đấng.
- Thứ ba là phải có được ít nhất 3 người là 2 người hầu bút và 1 người chứng đàn. Người chứng đàn phải là người có đạo đức, đạo hạnh cao.
Nếu có khả năng thì một đàn cơ lý tưởng là tối thiểu 07 người. Con số 7 này tượng trưng cho Thất Tinh và được phân bố như sau:
- 1 chứng đàn (Định tâm, định thần để phát ra lời thỉnh nguyện bằng tư tưởng đủ mạnh để thông đến các cảnh giới vô hình)
- 2 đồng tử
- 1 điển ký (Ghi chép, ghép các chữ cái để thành câu hoàn chỉnh)
- 1 hộ đàn (Định tâm để trấn đàn không cho trược khí cùng tà quái xâm nhập nên phải hiểu biết về Thuật trấn thần)
- 2 hầu đàn (Lo các việc như nhang đèn, trà, nước, rượu...)
Tất nhiên những người tham gia trong 1 đàn cơ đều phải đạt được yêu cầu là trường chay, tâm thanh tịnh, không nghĩ những việc cá nhân, trần tục, tâm hướng về Đạo. Khi có điển giáng xuống thì không mật niệm lung tung.
Đạo Cao Đài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đạo Cao Đài
- Hội Thánh Tây Ninh
- Cao Đài Chiếu Minh
- Trung Hưng Bửu Tòa
- Bạch Y Liên đoàn
- Minh Chơn Lý
- Minh Chơn Đạo
- Hội Thánh Tiên Thiên
- Ban Chỉnh Đạo
- Nam Thành Thánh thất
- Hội Thánh Tam Quan
- Cao Thượng Bửu Tòa
- Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo
Đạo Cao Đài là một tôn giáo được thành lập ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, năm 1926.[1] Tên gọi Cao Đài theo nghĩa đen chỉ "một nơi cao", nghĩa bóng là nơi cao nhất ở đó Thượng đế ngự trị; cũng là danh xưng rút gọn của Thượng đế trong tôn giáo Cao Đài, vốn có danh xưng đầy đủ là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Để tỏ lòng tôn kính, một số các tín đồ Cao Đài thường gọi tôn giáo của mình là đạo Trời.
Tập tin:4439078970 577a389493.jpg
Đạo kỳ của Đạo Cao Đài
Tín đồ Cao Đài tin rằng Thượng đế là Đấng sáng lập ra các tôn giáo và cả vũ trụ này. Tất cả giáo lý, hệ thống biểu tượng và tổ chức đều được "Đức Cao Đài" trực tiếp chỉ định. Và đạo Cao Đài chính là được Thượng đế trực tiếp khai sáng thông qua Cơ bút cho các tín đồ với nhiệm vụ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ[1], có nghĩa là Nền đạo lớn phổ độ lần thứ Ba.
Cao Đài là một tôn giáo mới, có tính dung hợp các tôn giáo lớn mà chủ yếu là Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo và Kitô giáo. Các tín đồ thi hành những giáo điều của Đạo như không sát sinh, sống lương thiện, hòa đồng, làm lành lánh dữ, giúp đỡ xung quanh, cầu nguyện, thờ cúng tổ tiên, và thực hành tình yêu thương vạn loại qua việc ăn chay với mục tiêu tối thiểu là đem sự hạnh phúc đến cho mọi người, đưa mọi người về với Thượng đế nơi Thiên giới và mục tiêu tối thượng là đưa vạn loại thoát khỏi vòng luân hồi.
Tuy được khai sinh chính thức vào năm 1926, có nguồn nói rằng đạo Cao Đài vào đêm Noel năm 1925 trong lúc tình trạng nước Việt Nam đang rất hỗn độn.[1] Cao Đài nhanh chóng phát triển về quy mô và số lượng tín đồ. Theo thông tin của Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam, dẫn thống kê năm 2010 của các tổ chức Cao Đài thì có khoảng hơn 2,4 triệu tín đồ[2], còn theo Thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam cũng trong năm 2009 thì số người tự xem mình là tín đồ Cao Đài tại Việt Nam là 807.915 người,[3] cũng có nguồn ghi hơn 5 triệu[4]. Về mặt tổ chức đạo Cao Đài có trên 1 vạn chức sắc, gần 3 vạn chức việc với 958 tổ chức Họ đạo cơ sở được công nhận. Trên toàn quốc có 35/38 tỉnh thành đạo Cao Đài hoạt động với 65 Ban Đại diện, 1.290 cơ sở thờ tự (hàng năm có khoảng 4 ngàn tín đồ mới nhập môn vào đạo Cao Đài)[2]. Ngoài ra, có khoảng 30.000 tín đồ nữa sống ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Úc. Theo trang thông tin và truyền giáo Cao Đài hải ngoại, số tín đồ Cao Đài là khoảng 5 triệu[5]
Hiện nay, Đạo Cao Đài là tôn giáo lớn thứ 3 tại Việt Nam.
Mục lục
[ẩn]- 1 Lược sử hình thành và phát triển
- 2 Tương quan tôn giáo Cao Đài
- 3 Giáo lý cơ bản
- 4 Những tính chất khác
- 5 Một số tín đồ nổi tiếng
- 6 Xem thêm
- 7 Chú thích
- 8 Tham khảo
- 9 Liên kết ngoài
§Lược sử hình thành và phát triển[sửa | sửa mã nguồn]
-
Bài chi tiết: Lịch sử đạo Cao Đài
Xem thêm: Cơ bút, Minh Sư Đạo, và Thông linh học
Lịch sử của đạo Cao Đài gắn liền với sự phổ biến Cơ bút tại Việt Nam đầu thế kỷ XX. Có thể nói, Cơ bút là nền tảng căn bản cũng như mọi yếu tố liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của tôn giáo Cao Đài từ quá khứ đến hiện tại, từ việc thu nhận tín đồ, phong chức sắc, ban hành luật đạo, các nghi thức cúng tế, phẩm phục, kinh điển, thậm chí đến các thiết kế cơ sở thờ tự cũng được thông qua bởi hình thức Cơ bút.
Hai hình thức Cơ bút ảnh hưởng đến sự ra đời của tôn giáo Cao Đài là thuật Xây (xoay) Bàn (la table tournante) theo thuyết Thông linh học (Spiritisme) của Allan Kardec đến từ Pháp, và Đại ngọc cơ (大玉機) xuất xứ từ Trung Quốc.
§Những môn đồ đầu tiên[sửa | sửa mã nguồn]
-
Xem thêm: Ngô Văn Chiêu, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, và Phạm Công Tắc
Các tài liệu về tôn giáo Cao Đài đều thừa nhận người được xem là tín đồ đầu tiên của đạo là ông Ngô Văn Chiêu. Là một viên chức trong chính quyền thực dân Pháp, vốn chịu ảnh hưởng của Minh Sư đạo, một nhánh của Tam giáo, thường sử dụng hình thức cơ bút để giao tiếp với giới thần tiên, trong những năm 1921 đến 1924, ông đã thông qua các cơ bút để hình thành những nền tảng đầu tiên của đạo Cao Đài và truyền bá cho nhóm bạn hữu công chức tại Sài Gòn, nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi một nhóm tu tập tịnh luyện, chứ chưa phát triển thành một Tôn giáo.
Cùng giai đoạn này, một nhóm công chức gốc Tây Ninh làm việc trong chính quyền thực dân Pháp khác ở Sài Gòn, chịu ảnh hưởng của phong trào Thông linh học[6] gồm Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang và Phạm Công Tắc, thường xuyên tổ chức cầu cơ ở đường Arras[7]. Do các thành viên ban đầu mang họ Cao và họ Phạm, nên còn được gọi là nhóm Cao - Phạm. Nhóm còn có một thành viên nữ là bà Nguyễn Thị Hiếu, tức Hương Hiếu, vợ ông Cao Quỳnh Cư. Nhóm này cũng được cho là tiếp xúc với Thượng đế qua danh hiệu AĂÂ vào khoảng tháng 7 năm 1925[8]. Nhóm cũng độc lập xây dựng nền tảng giáo lý riêng và cũng phát triển thêm nhiều người, quan trọng nhất là việc thu nhận thêm ông Lê Văn Trung, cựu Nghị viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, người có giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển đạo Cao Đài.
§Hợp nhất khai đạo[sửa | sửa mã nguồn]
-
Xem thêm: Mười hai tông đồ Cao Đài
Qua các liên hệ cá nhân, giữa các nhóm hầu cơ bắt đầu có sự liên hệ hợp nhất. Ngày 21 tháng 2 năm 1926, một bài thơ được lưu truyền là cơ giáng của Thượng đế, trong đó có tên của 13 người, về sau được tín đồ Cao Đài xưng tụng là những tín đồ đầu tiên của đạo, với tên ông Ngô Văn Chiêu được tôn xưng Anh Cả. Kể từ đó, những nền tảng giáo lý của Cao Đài được bổ túc và hoàn thiện dần. Chỉ trong mấy tháng, số lượng tín đồ nhanh chóng phát triển lên mấy trăm người. Một đàn cơ quy mô được thành lập ở Cầu Kho [9], về sau hình thành nên Thánh thất Cầu Kho.
Việc phát triển số lượng tín đồ nhanh chóng đòi hỏi phải có người lãnh đạo với quyền vị chính thức. Vì vậy, giữa cuối tháng 4 năm 1926, thông qua việc giáng cơ, các tín đồ đầu tiên đã tôn xưng ông Chiêu là Giáo tông và may sẵn bộ đạo phục riêng cho ông. Tuy nhiên, ông Chiêu từ chối ngôi vị Giáo tông, do những bất đồng trong việc hình thành giáo hội[10], và từ đó không tham gia cũng như không có liên quan gì đến các hoạt động phát triển của giáo hội Cao Đài.
Để có tư cách chính thức với chính quyền thực dân, ngày 7 tháng 10 năm 1926, các tín đồ gởi đến Thống đốc Nam Kỳ Le Fol một bản tuyên cáo khai đạo bằng tiếng Pháp với chữ ký của 28 tín đồ có địa vị cao nhất trong xã hội, kèm theo tờ khai tịch đạo của 245 tín đồ. Sau đó, các tín đồ tổ chức 3 nhóm truyền đạo khắp Nam Kỳ. Và ngày Rằm tháng 10 năm Bính Dần (tức ngày 19 tháng 11 năm 1926), các tín đồ Cao Đài đã tổ chức Đại lễ Khai Đạo tại chùa Gò Kén, còn gọi là Thiền Lâm Tự, Tây Ninh và ra mắt Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (tổ chức Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài) với sự hiện diện của quan chức chính quyền của cả người Pháp lẫn người Việt và đồng bào các giới.
§Thăng trầm nền đạo[sửa | sửa mã nguồn]
-
Xem thêm: Cao Đài mười hai chi phái
Tuy vậy, giữa các tín đồ đã xuất hiện những quan điểm bất đồng về cách thức tu tập, tổ chức giáo hội, hoặc do những mục đích cá nhân, cũng dần tách ra để hình thành các nhánh Cao Đài độc lập. Một số nhánh thành lập tổ chức giáo hội (Hội Thánh), một số khác hoạt động độc lập, cũng không thành lập tổ chức giáo hội. Ngoài ra, còn một số tổ chức của các tín đồ Cao Đài mang tính chất đoàn thể cũng được thành lập.
Lý giải cho hiện tượng này, các tín đồ Cao Đài tin rằng việc hình thành các nhánh Cao Đài khác nhau đã được Thượng đế tiên tri ngay từ lúc sơ khai chưa chính thức lập thành Cao Đài giáo, sẽ hình thành 12 nhánh Cao Đài. Tuy nhiên, với các nhà nghiên cứu, trong đó có cả tín đồ, số lượng các nhánh Cao Đài khác nhau tùy theo thời điểm chứ không cố định là 12 phái. Theo thời gian, các nhánh Cao Đài diễn ra nhiều cuộc chia tách, sát nhập, thống kê trong lịch sử có hơn 30 tông phái khác nhau[11]. Rất nhiều nỗ lực hoạt động để thống nhất giáo hội nhưng đều bất thành do những chỉ trích và trở ngại từ nhiều phía, kể cả giữa các tín đồ.
§Trong cơn động loạn của dân tộc[sửa | sửa mã nguồn]
-
Xem thêm: Cao Triều Phát, Nguyễn Ngọc Tương, và Trần Quang Vinh (Cao Đài)
Sự phân chia các hệ phái không làm giảm tốc độ phát triển tín đồ trái lại càng mau chóng gia tăng số lượng tín hữu, Cao Đài nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng lớn ở Nam Kỳ, thậm chí phát triển ra cả ở Trung Kỳ, Bắc Kỳ và cả Cao Miên. Các lãnh đạo Cao Đài đều là những người có học thức, có địa vị xã hội và rất có ảnh hưởng đến dân chúng. Vì vậy, Cao Đài luôn là đối tượng hoặc lôi kéo, hoặc đả kích của các thế lực nắm chính quyền.
Người Pháp ra tay trước tiên. Một tôn giáo có tổ chức như hình thái nhà nước có nhiều khả năng lôi kéo quần chúng đe dọa đến sự cai trị của chính quyền thực dân. Dưới áp lực của thực dân Pháp, các chỉ dụ cấm đạo ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Campuchia và Lào đã được ban hành. Đỉnh điểm, ngày 28 tháng 6 năm 1941, lo ngại việc một tôn giáo hoạt động mạnh ở Sài Gòn và phụ cận có thể rơi vào ảnh hưởng của người Nhật, bấy giờ đã xâm nhập Đông Dương và ra sức lôi kéo các nhóm tôn giáo, chính trị người Việt ủng hộ Chính sách Đại Đông Á, chính quyền thực dân Pháp bất ngờ tấn công vào các tín đồ Cao Đài, bắt giữ Hộ pháp Phạm Công Tắc và đày đi Madagascar. Nhiều chức sắc Cao Đài khác cũng bị bắt giam hoặc quản thúc. Tòa Thánh Tây Ninh bị chiếm đóng. Nhiều thánh thất Cao Đài các cũng bị chiếm đóng hoặc phá hủy.
Cả người Nhật lẫn Việt Minh đều tranh thủ ra sức lôi kéo các nhóm Cao Đài. Do sự vận động của các cán bộ Việt Minh, một nhóm các chức sắc Cao Đài, nòng cốt ở các phái Tiên Thiên, Ban Chỉnh Đạo và Minh Chơn Đạo, đã bí mật thành lập Hội Cao Đài Cứu Quốc. Hội hoạt động chủ yếu ở các vùng xa ở Tây Nam Bộ, bí mật tập hợp lực lượng trên nền tảng Thanh niên Đạo đức đoàn dưới sự lãnh đạo của Cao Triều Phát cố vấn Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, có xu hướng chống cả Pháp lẫn Nhật. Người Nhật thì can thiệp mở lại Tòa Thánh Tây Ninh tại Sài Gòn, đổi lại việc Giáo sư Thượng Vinh Thanh (Trần Quang Vinh), người tạm thời thay mặt Hộ pháp Phạm Công Tắc lãnh đạo các tín đồ Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, tập hợp các tín đồ hợp tác với quân đội Nhật để chống Pháp. Khá đông tín đồ Cao Đài được tuyển làm nhân công của xưởng đóng tàu Nichinan của quân đội Nhật tại Nam Bộ. Một lực lượng bán vũ trang Cao Đài được ra đời với tên gọi Nội ứng nghĩa binh, dưới danh nghĩa được Hoàng thân Cường Để chỉ thị thành lập để liên minh với Nhật Bản.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, lực lượng bán vũ trang Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh mặc đồng phục trắng, đội mũ bê-rê, vũ trang bằng gậy tre vọt nhọn tham gia hỗ trợ Nhật đảo chính Pháp tại Sài Gòn. Bên cạnh đó, ngày 24 tháng 6 năm 1945, được sự hậu thuẫn của Hội Cao Đài Cứu Quốc, một đại hội các hệ phái Cao Đài (không có Tòa Thánh Tây Ninh) được tổ chức tại Sài Gòn, thành lập tổ chức Cao Ðài Hiệp Nhứt 11 Phái và bầu ông Cao Triều Phát làm Chủ tịch. Trong Cách mạng tháng Tám, nhiều nhóm bán vũ trang Cao Đài đã gia nhập Cao Đài Cứu Quốc và tham gia giành chính quyền ở khắp Nam Bộ.
Sau khi giành được chính quyền cuối tháng 8 năm 1945, nhiều chức sắc Cao Đài được chính quyền Việt Minh mời ra tham chính. Tại Tây Ninh, một tín đồ Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh là ông Trương Văn Xương được mời làm Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh, một chức sắc Cao Đài thuộc Tòa Thánh Tây Ninh khác là Giáo sư Thượng Chữ Thanh (Đặng Trung Chữ) được mời làm cố vấn.
Khi Pháp tái chiếm Nam Bộ, các nhóm lực lượng vũ trang Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh tham chiến tại các mặt trận số 1 và số 2, chiến đấu ở mặt Đông và Bắc Sài Gòn. Sau khi vào Nam, đặc phái viên Trung ương Nguyễn Bình đã tổ chức hội nghị An Phú Xã, thống nhất tổ chức các đơn vị vũ trang thành các chi đội Vệ Quốc đoàn. Lực lượng vũ trang Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh được tổ chức thành 2 chi đội số 7 do Nguyễn Thanh Bạch chỉ huy và chi đội số 8 do Nguyễn Hoài Thanh chỉ huy.
Tuy nhiên, trước sức mạnh của quân Pháp, các mặt trận nhanh chóng tan vỡ. Nhiều đơn vị vũ trang tan rã, hoặc trở thành những lực lượng quân phiệt cát cứ, không chịu sự chỉ huy thống nhất. Một số chức sắc cao cấp và chỉ huy quân sự Cao Đài đã đưa lực lượng của mình tự rút về Tây Ninh và tự xây dựng các căn cứ để bảo vệ Tòa Thánh Tây Ninh.
Hành động cát cứ này là lý do để các phần tử Việt Minh quá khích lên án các tín đồ Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh là phản bội. Một vài cuộc xung đột đẫm máu đã nổ ra bắt nguồn từ những tín đồ Cao Đài và các phần tử Việt Minh quá khích. Chi đội số 7 và số 8 do Cao Đài chỉ huy bị Việt Minh tước khí giới trong những cuộc thanh trừng nội bộ. Hàng ngàn tín đồ Cao Đài bị Việt Minh giết, nhiều nhất tại tỉnh Quảng Ngãi (miền Trung) và Trung Lập (miền Nam).[12] Giáo sư Thượng Vinh Thanh (Trần Quang Vinh) cũng bị bắt tại Chợ Đệm và bị giải giam tại Cà Mau cùng với Giáo sư Hồ Văn Ngà, Chủ tịch Việt Nam Độc lập Đảng.[12]
Nắm được sự mâu thuẫn này và để tranh thủ thêm đồng minh trong cuộc chiến chống Việt Minh, chính quyền Pháp cho phép Hộ pháp Phạm Công Tắc trở về Tòa Thánh Tây Ninh, đổi lại các tín đồ Cao Đài sẽ không tấn công người Pháp và được quân Pháp bảo trợ. Thậm chí, chính quyền Pháp còn cho phép các lãnh thổ do Tòa Thánh Tây Ninh kiểm soát có quyền tự trị. Lực lượng vũ trang Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh được chính quyền Pháp bảo trợ và trang bị vũ khí, do Trung tướng Trần Quang Vinh làm Tổng tư lệnh, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành làm Tham mưu trưởng[13], có vai trò như một lực lượng bổ sung (Forces supplétives), hỗ trợ quân Pháp trong các chiến dịch tấn công Việt Minh.
Bất đồng với sự hợp tác này, một số chức sắc Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh tham gia kháng chiến đã gia nhập Cao Đài Cứu Quốc, mở rộng thành Cao Ðài Cứu Quốc 12 phái Hiệp Nhứt. Các lực lượng vũ trang của Cao Đài Cứu Quốc được tập hợp thành Trung đoàn 124, chiến đấu cho đến hết cuộc Kháng chiến chống Pháp dưới quyền chỉ huy của Việt Minh. Phản ứng trước việc này, lãnh đạo Tòa Thánh Tây Ninh tuyên bố trục xuất các chức sắc và tín đồ Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh nào tham gia Cao Đài Cứu Quốc.
§Hợp tan - Tan hợp[sửa | sửa mã nguồn]
Sau năm 1954, tổ chức Cao Đài Cứu Quốc tuyên bố giải thể. Các phái liên hiệp trước đây trở về sinh hoạt riêng rẽ. Một số chức sắc tập kết ra Bắc, hình thành Hội Thánh Duy Nhất thuần túy sinh hoạt tôn giáo dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tại miền Nam, Tòa Thánh Tây Ninh dưới sự hậu thuẫn của người Pháp đã trở thành Hội Thánh Cao Đài lớn nhất, đại diện cho cả tôn giáo Cao Đài, có quân đội riêng, có ảnh hưởng chính trị mạnh, đã trở thành cái gai lớn thời Quốc gia Việt Nam dưới Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Để dẹp các trở ngại trong việc thâu tóm quyền lực, Thủ tướng Diệm đã mua chuộc, gây chia rẽ trong nội bộ, và cuối cùng tấn công lực lượng quân đội Cao Đài, buộc Hộ pháp Phạm Công Tắc phải lưu vong sang Campuchia cho đến ngày ông liễu đạo.
Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh chỉ được công nhận trở lại tại miền Nam từ năm 1965 theo sắc lệnh Số 3 ngày 12 Tháng Bảy của Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia.[14] Sang thời Đệ nhị Cộng hòa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, các tín đồ tốt nhất chỉ thuần túy sinh hoạt tôn giáo, không nên can thiệp vào chính trị, vì vậy các tổ chức Cao Đài không còn ảnh hưởng mạnh đến chính trị và xã hội như trước.
Các tín đồ Cao Đài một lần nữa phải chịu thử thách khi những người Cộng sản nắm quyền kiểm soát toàn bộ Việt Nam. Nhiều chức sắc Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh bị chính quyền mới buộc tội là đã cộng tác với những kẻ thù, thậm chí đã tham gia chống đối chính quyền mới. Năm 1979, một Hội đồng Chưởng quản Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được thành lập, đại diện cho giáo hội, đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền. Các tổ chức, hệ phái Cao Đài khác cũng là đối tượng công kích, khi bị chính quyền mới buộc tội tuyên truyền cho tệ nạn mê tín. Các hoạt động tôn giáo hoàn toàn bị hạn chế, chỉ giới hạn những sinh hoạt trong nhóm nhỏ tín đồ.
§Một tôn giáo lớn tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
-
Xem thêm về nội dung này tại Cao Đài mười hai chi phái.
Tòa Thánh tại Tây Ninh
Thánh thất Đa Phước tại Đà Lạt
Thánh thất tại New South Wales - Úc
Cùng với chính sách mở cửa của chính quyền Việt Nam, các tôn giáo, trong đó có cả Cao Đài giáo cũng được dễ thở hơn. Tòa Thánh Tây Ninh được mở cửa lại cho các hoạt động tôn giáo lớn của hàng triệu tín đồ, thậm chí được xem như một điểm di tích tham quan du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Từ năm 1995 đến 2011, chính quyền bắt đầu công nhận các tổ chức tôn giáo Cao Đài như những tổ chức hợp pháp, gồm 9 Hội Thánh Cao Đài, 1 tổ chức giáo hội Cao Đài Việt Nam (Bình Đức), 1 Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi và 18 tổ chức Cao Đài hoạt động độc lập. Ước tính hiện tại, toàn đạo có khoảng gần 3 triệu tín đồ trong cả nước, sinh hoạt tại 38 tỉnh thành, tập trung chủ yếu ở Nam Bộ. Ngoài ra, có khoảng 30.000 tín đồ nữa sống ở Hoa Kỳ, Canada, Campuchia, Châu Âu và Úc.
Các tổ chức giáo hội[15] Cao Đài được nhà nước Việt Nam công nhận pháp nhân[16] xếp theo số lượng tín đồ:
- Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh: là tổ chức Hội Thánh Cao Đài nguyên thủy, được thành lập năm 1926, và cũng là Hội Thánh lớn nhất, là đại diện của tôn giáo Cao Đài, với hơn 2,5 triệu tín đồ, 400 Họ đạo với 387 Thánh thất, 145 Điện thờ Phật mẫu, phân bổ trong 39 tỉnh thành trong cả nước.[17] Khoảng 3 vạn tín đồ đang cư trú tại nước ngoài như Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc, Campuchia. Địa bàn có đông tín đồ nhất là tỉnh Tây Ninh. Được Việt Nam công nhận pháp nhân hai lần, lần thứ nhất vào ngày 12 tháng 7 năm 1965 dưới thời Việt Nam Cộng hòa[18] và lần thứ 2 được công nhận vào ngày 9 tháng 5 năm 1997 dưới thời Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trung ương Hội Thánh đặt tại Tòa Thánh Tây Ninh (xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh).
- Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo: là tổ chức giáo hội Cao Đài lớn thứ hai, được thành lập năm 1934, quản lý hơn 80 vạn tín đồ, với hơn 299 thánh thất ở 25 tỉnh thành. Một số lượng nhỏ tín đồ cư trú tại nước ngoài. Địa bàn có đông tín đồ nhất là tỉnh Bến Tre. Được nhà nước Việt Nam công nhận pháp nhân ngày 8 tháng 8 năm 1997. Trung ương Hội Thánh đặt tại Tòa Thánh Bến Tre (phường 6, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre).
- Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên: là tổ chức giáo hội Cao Đài lớn thứ ba, được thành lập năm 1932, quản lý hơn 8 vạn tín đồ, với hơn 127 thánh tịnh ở rải rác 15 tỉnh thành. Là Hội Thánh Cao Đài được nhà nước Việt Nam công nhận pháp nhân sớm nhất vào ngày 29 tháng 7 năm 1995. Trung ương Hội Thánh đặt tại Tòa Thánh Châu Minh (xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre).
- Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài: là tổ chức giáo hội Cao Đài lớn thứ tư, được thành lập năm 1956, quản lý gần 1,5 vạn tín đồ, với 61 thánh thất nằm rải rác 17 tỉnh thành. Địa bàn có đông tín đồ nhất tại Quảng Nam, Đà Nẵng. Được nhà nước Việt Nam công nhận pháp nhân vào ngày 24 tháng 9 năm 1996. Trung ương Hội Thánh đặt tại Trung Hưng Bửu Tòa (phường Thạch Thang, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng).
- Hội Thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo: là tổ chức giáo hội Cao Đài đứng thứ năm, được thành lập năm 1935, quản lý 47 thánh thất phân bổ trong 4 tỉnh. Địa bàn có đông tín đồ nhất tại Cà Mau. Được nhà nước Việt Nam công nhận pháp nhân vào ngày 2 tháng 8 năm 1996. Trung ương Hội Thánh đặt tại Tòa Thánh Ngọc Sắc (xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau).
- Hội Thánh Cao Đài Chơn Lý: là tổ chức giáo hội Cao Đài đứng thứ sáu, được thành lập năm 1931, quản lý khoảng 1 vạn tín đồ trên khắp 32 tỉnh, thành phố trực thuộc hệ thống 38 tỉnh, thành có cơ sở thờ tự Cao Đài, với 30 thánh thất và các trường quy[19]. Địa bàn có đông tín đồ nhất là tỉnh Tiền Giang, địa phương có nhiều thánh thất nhất là tỉnh Long An. Được nhà nước Việt Nam công nhận pháp nhân vào ngày 14 tháng 3 năm 2000. Trung ương Hội Thánh đặt tại Tòa Thánh Chơn Lý (xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang)
- Hội Thánh Cao Đài Cầu Kho Tam Quan: là tổ chức giáo hội Cao Đài đứng thứ bảy, được thành lập năm 1960, quản lý 33 thánh sở. Địa bàn có đông tín đồ nhất tại Bình Định. Được nhà nước Việt Nam công nhận pháp nhân vào ngày 28 tháng 4 năm 2000. Trung ương Hội Thánh đặt tại Tòa Thánh Cầu Kho Tam Quan (xã Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định).
- Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu: là tổ chức giáo hội Cao Đài đứng thứ tám, được thành lập năm 1956, quản lý 16 thánh tịnh. Địa bàn có đông tín đồ nhất tại Hậu Giang, Cần Thơ. Được nhà nước Việt Nam công nhận pháp nhân vào ngày 27 tháng 7 năm 1996. Trung ương Hội Thánh đặt tại Tòa Thánh Long Châu (xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang).
- Hội Thánh Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý: là tổ chức giáo hội Cao Đài đứng thứ chín, được thành lập năm 1955, quản lý 14 thánh sở. Địa bàn có đông tín đồ nhất tại Kiên Giang. Được nhà nước Việt Nam công nhận pháp nhân vào ngày 8 tháng 7 năm 1998. Trung ương Hội Thánh đặt tại Tòa Thánh Ngọc Kinh (xã Mông Thọ B, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang).
Ngoài ra còn 2 tổ chức Cao Đài cũng được công nhận tư cách pháp nhân là:
- Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi là một tổ chức pháp nhân đại diện của các tín đồ Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh[20], thành lập năm 1926, quản lý 8 cơ sở và khoảng 6.000 tín đồ. Địa bàn có đông tín đồ nhất tại Cần Thơ và Hậu Giang. Được nhà nước Việt Nam công nhận pháp nhân vào ngày 26 tháng 4 năm 2010. Trị sở trung ương đặt tại Thánh Đức Tổ đình (phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).
- Giáo Hội Cao Đài Việt Nam Bình Đức: là một tổ chức giáo hội Cao Đài, được thành lập vào năm 1961, quản lý có 9 cảnh, 6 thánh thất, 16 cảnh Trường qui với hơn 2.300 tín đồ ở các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp và Thành phố Hồ Chí Minh[21]. Được nhà nước Việt Nam công nhận pháp nhân vào ngày 17 tháng 7 năm 2011. Trung ương giáo hội đặt tại Thiên Tòa Hoàng Đạo (xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang)
§Tương quan tôn giáo Cao Đài[sửa | sửa mã nguồn]
Nghi lễ Cao Đài
Cao Đài là một tôn giáo lớn được xem là "trẻ" nhất tại Việt Nam. Trong chưa đến 100 năm hình thành và phát triển, Cao Đài thể hiện là một tôn giáo mới, có tính dung hợp các tôn giáo lớn tại Việt Nam, mà chủ yếu là Tam giáo. Nhiều khái niệm cũng như hình thức của các tôn giáo lớn đều có thể thấy biểu hiện một phần tại Cao Đài.
Khác với hầu hết các tôn giáo có nguồn gốc lâu đời thường phủ nhận các tôn giáo khác, các tín đồ Cao Đài chấp nhận có tôn giáo khác và những tôn giáo đó hình thành nền tôn giáo Cao Đài. Họ lý giải đấy chính là ý đồ của Thượng đế đã hình thành các tôn giáo khác nhau để phù hợp với thời điểm và địa điểm cụ thể, và tôn giáo Cao Đài chính là tôn giáo duy nhất do Thượng đế lập ra ở lần thứ 3 và là lần cuối cùng để phổ độ cho chúng sinh, không còn phân biệt tôn giáo, dân tộc hay ở bất kỳ nơi nào trên thế giới nữa. Chính vì vậy, điểm đặc biệt trong tôn giáo Cao Đài là sự tôn trọng tín ngưỡng và phong tục, không ép buộc tín đồ phải từ bỏ hoặc hạn chế các hoạt động liên quan đến tín ngưỡng hay phong tục cổ truyền của mình.
Tuy nhiên, với tư cách là một tôn giáo bảo vệ truyền thống, Cao Đài là một tôn giáo có những quy định rất chặt chẽ và khá bảo thủ, cứng nhắc. Tuy được xem là một tôn giáo trẻ và phát triển rất nhanh ở giai đoạn khai đạo, Cao Đài lại có những yêu cầu khắt khe về tính truyền thống, ít có sự cải sửa thay đổi nhằm bảo vệ tối đa những nét đặc trưng của tôn giáo mình. Chính điều này đã làm cho Cao Đài trở thành một trong 2 tôn giáo đặc thù của vùng Nam Bộ.
§Phương Đông[sửa | sửa mã nguồn]
§Phật giáo[sửa | sửa mã nguồn]
Phật giáo là một tôn giáo lớn tại Việt Nam nên có ảnh hưởng lớn đến tôn giáo Cao Đài. Một số nhân vật Phật giáo cũng được tôn thờ trong đạo Cao Đài như Phật Nhiên Đăng Cổ, Phật Thích Ca, Phật Di Lặc. Pháp môn Tuyển độ của chi phái Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi chịu ảnh hưởng rất lớn từ pháp môn Thiền của Phật giáo Thiền tông.
Phái Thái, một trong 3 phái trong tổ chức Nam phái của Hội Thánh Cao Đài, được xem là tượng trưng của Phật đạo trong Đại đạo Cao Đài, với đạo phục màu vàng tượng trưng cho áo cà sa của các nhà sư.
§Lão giáo[sửa | sửa mã nguồn]
Chịu ảnh hưởng rất lớn từ Minh Sư đạo, một nhánh của Thiên Sư đạo, có thể nói vũ trụ quan của Cao Đài gần sát với vũ trụ quan của Lão giáo. Phương pháp cơ bút để các đấng vô hình truyền dạy, các con số linh thiêng như 1 (Thiên Nhãn), 2 (Âm Dương), 3 (Tam giáo), 5 (Ngũ chi), 8 (Bát Quái), 9 (Cửu Trùng), 12 (Thời Quân),...... đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ Lão giáo. Một số nhân vật trong Lão giáo cũng được tôn thờ như Lão Tử, Khương Tử Nha.
Trong tổ chức Hội Thánh, vị trí Bát Quái Đài là khu vực thiêng liêng nhất, chỉ dành cho các vị tiên trưởng vô hình, được xem như là nơi lập pháp của đạo. Hầu hết các văn bản pháp luật đạo, được các tín đồ tin là được giáng cơ từ Bát Quái Đài. Trong tổ chức Nam phái, cách đặt tên các phái cũng chịu ảnh hưởng từ Tam Thanh trong Lão giáo với biến cải đôi chút; thậm chí, phái Thượng, một trong 3 phái của Nam phái, cũng được xem là đại diện cho Lão giáo, với đạo phục màu xanh tượng trưng cho y phục các đạo sĩ. Vai trò của phái Thượng còn được đề cao khi trong tổ chức Hội Thánh Cửu Trùng Đài, chức phẩm của phái Thượng được xem là cao hơn so với 2 phái còn lại. Người giữ ngôi vị Thượng Chưởng pháp được quy định có thể thay mặt cho chức vị Giáo tông để chủ trì công việc của Cửu Trùng Đài.
§Nho giáo[sửa | sửa mã nguồn]
Cũng như Phật giáo và Lão giáo, Nho giáo cũng được xem là có ảnh hưởng rất lớn đến đạo Cao Đài. Nho giáo được trong đạo Cao Đài được đề xướng qua triết lý Nho tông chuyển thế. Nếu như Lão giáo ảnh hưởng nhiều về mặt vũ trụ quan và cách thức tu tập thì Nho giáo hảnh hưởng rất nhiều về cách thức hành lễ. Đại diện cho Nho giáo là Đức Khổng Tử được trong Bát Quái Đài.
Trong tổ chức Hội Thánh Cao Đài, phái Ngọc, một trong 3 phái trong tổ chức Nam phái Cửu Trùng Đài, được xem là tượng trưng của Nho giáo, với đạo phục màu đỏ.
§Tín ngưỡng dân gian[sửa | sửa mã nguồn]
Có thể nói tín ngưỡng dân gian Nam Kỳ đã có ảnh hưởng rất lớn đến đạo Cao Đài. Hầu hết các hoạt động tôn giáo của đạo Cao Đài chú trọng đến các nghi lễ trong gia đình liên quan đến phong tục truyền thống của người Việt ở Nam Kỳ như cưới hỏi, tang ma, cầu siêu… Những nghi lễ ấy mặc dù được tổ chức theo nguyên tắc và triết lý của đạo Cao Đài, nhưng lại không quá xa lạ với phong tục truyền thống của người Việt. Hơn nữa, các nghi lễ này đều được tổ chức quy củ, có sự tham gia đông đảo của chức sắc, chức việc và đạo hữu, làm không khí trong các buổi lễ trở nên trang trọng, tôn nghiêm[22]. Mặt khác, rất dễ nhận thấy nhạc lễ Cao Đài (đặc biệt là Đại đàn) mang đậm văn hóa truyền thống Việt Nam với cung cách đi trò lễ, nhạc cổ truyền trong các buổi lễ tại đình, miếu dân gian.
§Ngũ chi Minh đạo[sửa | sửa mã nguồn]
-
Bài chi tiết: Ngũ chi Minh đạo, Minh Sư Đạo, và Minh Lý Đạo
Ngũ chi Minh đạo (chữ Hán: 五支明道) là một thuật ngữ trong tôn giáo Cao Đài dùng để chỉ các nhánh tôn giáo phát triển từ Minh Sư đạo, một tôn giáo có sự tương hợp gần nhất với đạo Cao Đài, có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của đạo Cao Đài.
Cao Đài Từ điển định nghĩa như sau:
“
"Ngũ Chi Minh Đạo là năm nhánh Đạo có tên khởi đầu bằng chữ MINH, có nguồn gốc từ nhà Minh bên Tàu.
Ngũ Chi Minh Đạo gồm: Minh Sư, Minh Đường, Minh Lý, Minh Thiện, Minh Tân."
”
—Nguyễn Văn Hồng, "Cao Đài Từ điển", mục Ngũ Chi Minh Đạo
Trong lịch sử, một số nhánh của Ngũ chi Minh đạo sát nhập vào với đạo Cao Đài như tông Phổ tế của Minh Sư, hoặc Minh Tân, Minh Đường. Một số không còn tồn tại như Minh Thiện, hoặc vẫn phát triển độc lập như Minh Sư đạo, Minh Lý đạo.
§Phương Tây[sửa | sửa mã nguồn]
§Cơ Đốc giáo[sửa | sửa mã nguồn]
Cơ Đốc giáo bấy giờ đã phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam dưới sự bảo hộ của chính quyền thực dân Pháp. Tuy nhiên, với các tín đồ Cao Đài đầu tiên, vốn là những người có tinh thần dân tộc, sự dung nạp Cơ Đốc giáo thể hiện một chừng mực không va chạm với truyền thống. Chính vì vậy, hình tượng Giêsu của Cơ Đốc giáo được xem là biểu trưng của Thánh đạo, một chi đạo trong Ngũ chi Đại đạo.
§Hồi giáo[sửa | sửa mã nguồn]
Giai đoạn khai đạo Cao Đài cũng chính là giai đoạn Hồi giáo phát triển mạnh mẽ trong các cộng đồng dân tộc Chăm, Miên, Lào, Xiêm, Miến, Trảo Oa và Ấn ở cả Trung Kỳ lẫn Nam Kỳ, dưới sự bảo trợ của chính quyền thực dân. Mặc dù vậy, Hồi giáo được nhắc đến trong đạo Cao Đài, hiện diện với tư cách là một tôn giáo có dung hợp từ Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo, cũng thuộc chi Thánh đạo trong Ngũ chi Đại đạo. Chính vì vậy, hình tượng Muhammad của Hồi giáo cũng được xem là biểu trưng của Thánh đạo, một chi đạo trong Ngũ chi Đại đạo.
Trong Chính điện của Tòa Thánh Tây Ninh phía dưới quả Càn Khôn có thờ long vị Nourn Dinh được truy thăng là Thánh Tử Đạo Cao Đài, đại diện cho Hồi giáo trong kỳ ba phổ độ. Nourn Dinh nguyên họ tên là Nour el Din Mahmoud người Hồi giáo sinh năm 1117 làm vua Thổ Nhĩ Kỳ (1146-1173). Một trong những địch thủ đáng kinh sợ của quân Thập tự chinh. Khi chiếm cứ Damas thủ đô nước Syria (1155) ông đã mở ra con đường tới Ai Cập. Nhờ đó tướng Saladin chiến cứ thủ đô Cairo (1169).[23]
§Thông linh học[sửa | sửa mã nguồn]
Thông linh học (Spiritisme) tuy chỉ mới từ châu Mỹ thâm nhập vào châu Âu nửa cuối thế kỷ 19, tuy nhiên, với sự xuất tác phẩm "Cuốn sách của linh hồn" (tiếng Pháp: Le livre des esprits) ngày 1 tháng 4 năm 1857 bởi Allan Kardec, Thông linh học đã trở thành đối tượng tìm hiểu và nghiên cứu về tính chất triết lý của nó.
Sự ảnh hưởng của Thông linh học đã ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt tâm linh của những tín đồ đầu tiên, vốn có kiến thức Tây học. Trong đó, quan trọng nhất là nhóm môn đồ Cao - Phạm, nền tảng hình thành Hội Thánh Cao Đài sau này.
§Giáo lý cơ bản[sửa | sửa mã nguồn]
-
Bài chi tiết: Giáo lý Cao Đài
Xem thêm: Tam kỳ phổ độ, Tam giáo quy nguyên, và Thiên Nhãn
§Tam kỳ phổ độ[sửa | sửa mã nguồn]
Các tín đồ Cao Đài tin rằng Thượng đế là Đấng sáng lập ra vũ trụ và hình thành nên các tôn giáo. Theo thời gian, tùy theo địa phương, Thượng đế đã hình thành các tôn giáo khác nhau để phù hợp với thời điểm và địa điểm, và được phân làm 3 kỳ phổ độ với 3 nhánh khác nhau:
- Nhất kỳ Phổ độ: Là thời kỳ hình thành các tôn giáo trên thế giới gồm Phật giáo, Kì Na giáo ở Ấn Độ, Lão giáo, Nho giáo ở Trung Hoa, Do Thái giáo ở Trung Đông. Thời kỳ này Thượng đế mặc khải cho các đệ tử đầu tiên thay mặt mình để truyền đạo.
- Nhị kỳ Phổ độ: Là thời kỳ chấn hưng các nền tôn giáo trên thế giới. Các tín đồ Cao Đài cho rằng sau một thời gian phổ độ, các giáo lý được Thượng đế truyền dạy theo thời gian đã bị các tín đồ diễn giải sai lạc, không còn mang đúng giáo lý nguyên thủy của Ngài. Vì vậy, Thượng đế một lần nữa đã truyền dạy cho các đệ tử của mình ở các nơi trên thế giới, thực hiện hiện vụ chấn hưng nền đạo. Từ đó hình thành Phật giáo Đại thừa, Phật giáo Tiểu thừa, Jaina giáo, Tiên giáo, Khổng Mạnh giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo. Thời kỳ này các tôn giáo được chấn hưng và phát triển mạnh mẽ, vượt ra khỏi ranh giới vùng miền quốc gia, dần truyền bá ra thế giới.
- Tam kỳ Phổ độ: Là thời kỳ tất cả các tôn giáo đều hợp thành một tôn giáo duy nhất dưới quyền cai quản Thượng đế, được Thượng đế điều hành, truyền giảng thông qua hình thức cơ bút. Đây cũng là lý do một số tín đồ gọi tôn giáo của họ là "Đạo Thầy" với hàm ý họ là những người thọ giáo trực tiếp từ Thượng đế.
§Tam giáo quy nguyên[sửa | sửa mã nguồn]
Ảnh Cao Đài Tam Thánh ở Tòa Thánh Tây Ninh. Từ trái sang phải: Tôn Dật Tiên, Victor Hugo và Nguyễn Bỉnh Khiêm
Khái niệm cơ bản, thể hiệp sự dung hợp các tôn giáo hình thành nên đạo Cao Đài được gọi là "Tam giáo quy nguyên" (Ba tôn giáo sẽ hợp về một mối). Theo họ, ở thời kỳ phổ độ lần thứ 3, các tôn giáo lớn sẽ hợp nhất giáo lý thành một nền Đại Đạo duy nhất và được truyền bá bằng tiếng Việt[24]
Bên cạnh đó, khái niệm "Ngũ chi phục nhất" (Năm nhánh đạo sẽ trở thành một nền đạo lớn) được đi kèm với "Tam giáo quy nguyên", với cùng ý nghĩa. Theo đó, "Ngũ chi" hàm chỉ các tôn giáo trên toàn thế giới, kể cả Tam giáo, thực chất cũng chỉ là 5 nhánh đạo (con đường) gồm Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo. Năm nhánh này thể hiện năm nấc thang tiến hóa từ thấp lên cao trong quá trình tu tập của các tín đồ, dù theo hướng nào thì cũng quy về một mối.[25]
§Thiên nhãn[sửa | sửa mã nguồn]
Bàn thờ thiên nhãn
Quan điểm của các tín đồ Cao Đài thì Thiên Nhãn biểu trưng cho con mắt của Thượng Đế nhìn thấy rõ tất cả những hành vi thiện ác của khắp nhân gian, để khen thưởng hay xử phạt một cách công bình. Trước Thiên nhãn, không ai có thể che giấu hay chối cãi được.
Ngoài ra, biểu tượng Thiên nhãn còn ý thức Đại đồng, vì dù bất cứ quốc gia, chủng tộc, hoặc tôn giáo nào, thì biểu tượng Thiên nhãn đều giống nhau và không phản ảnh đặc tính phân biệt nào.
§Những tính chất khác[sửa | sửa mã nguồn]
Bên trong Tòa Thánh Tây Ninh
Đạo Cao Đài nhấn mạnh sự bình đẳng giữa các tín đồ, giữa nam và nữ trong xã hội. Khi xưng hô với nhau, tín đồ Cao Đài sử dụng các từ "huynh', "đệ", "tỷ", "muội" (tức là anh chị em một nhà), tùy theo giáo phẩm, tuổi tác, giới tính. Khi kính cẩn, họ còn thêm "Hiền" phía trước những đại từ nhân xưng trên ("hiền huynh", "hiền tỷ"...).
Một Tộc đạo Cao Đài có 2 cơ thể thờ tự là "Thánh thất" và "Điện thờ Phật Mẫu". Mỗi Tộc đạo đều có chương trình truyền bá giáo lý.
§Một số tín đồ nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]
- Ngô Văn Chiêu, môn đồ đầu tiên của Cao Đài, người hình thành Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh.
- Lê Văn Trung, chức phẩm Thượng Đầu sư (1926), Quyền Giáo tông (1930), lãnh đạo tín đồ Cao Đài từ 1926 đến 1934.
- Phạm Công Tắc, chức phẩm Hộ Pháp, Chưởng quản Hiệp Thiên Đài Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (1926) và Chưởng quản Nhị hữu hình đài Tòa Thánh Tây Ninh (1934), lãnh đạo các tín đồ Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh từ 1934 đến 1959.
- Nguyễn Ngọc Tương, chức phẩm Quyền Thượng Đầu sư. Năm 1934, ly khai Tòa Thánh Tây Ninh về Bến Tre thành lập hệ phái Cao Đài Ban Chỉnh Đạo, tự xưng phẩm Giáo tông.
- Cao Triều Phát, nhập đạo năm 1930, được bầu làm Chủ tịch Cao Đài Cứu quốc Mười hai phái hiệp nhất, được bầu làm Chưởng quản Cửu Trùng đài Hội Thánh Cao Đài Duy Nhứt.
- Trần Quang Vinh, chức phẩm Thượng Phối sư, quyền lãnh đạo các tín đồ Cao Đài 1941-1946, Trung tướng, Tổng tư lệnh đầu tiên của Quân đội Cao Đài (1946-1951).
- Nguyễn Văn Thành (1915-1972), Trung tướng, Tổng tư lệnh Quân đội Cao Đài 1951-1955.
- Nguyễn Thị Hiếu, Nữ Đầu Sư chính vị, Chưởng quản nữ phái Cửu Trùng Đài, chưởng quản nữ phái Phước Thiện, tác giả quyển "Đạo sử".
- Lê Văn Hoạch, phẩm vị Bảo Sanh Quân Tòa Thánh Tây Ninh, Thủ tướng Cộng hòa tự trị Nam Kỳ từ tháng 11 năm 1946 đến tháng 9 năm 1947.
- Nguyễn Văn Lộc, phẩm vị Bảo Học Quân Tòa Thánh Tây Ninh, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa từ tháng 11 năm 1967 đến đầu năm 1968.
- Phan Khắc Sửu, chức phẩm Thượng Đầu Sư Cao Đài Tiên Thiên, Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1964–1965.
- Nguyễn Văn Ngợi, chức phẩm Ngọc Đầu Sư Cao Đài Tiên Thiên, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Tô Văn Pho, chức phẩm Thượng Đầu Sư Cao Đài Ban Chỉnh Đạo, Đầu Đạo Hà Nội (1954-1998), Trưởng Ban Thường Trực Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo (1997-1998).
- Hồ Tấn Khoa, chức phẩm Bảo đạo, Quyền chưởng quản Hội Thánh Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh Tây Ninh (1976-1979). Chưởng quản Hội đồng Chưởng quản Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (1979-1983).
§Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
§Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ a ă â “Đạo Cao Đài”. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2012. Đã bỏ qua văn bản “ Khoa học Xã hội ” (trợ giúp); Đã bỏ qua văn bản “ Module” (trợ giúp)
- ^ a ă Giới thiệu khái quát về đạo Cao Đài
- ^ “-Phần I: Biểu Tổng hợp”. Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009. Tổng Cục Thống kê Việt Nam. tr. 281. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2013.
- ^ Sóo lieeju tín đồ các tôn giáo lớn
- ^ Đại lễ kỷ niệm 85 năm ngày hoằng khai ĐĐTKPĐ
- ^ Khác với cách cầu cơ của Đạo giáo, còn gọi là phương pháp cổ truyền, dùng Đại ngọc cơ, vốn giáng cơ qua bút tự của 2 người phò cơ; cách cầu cơ của Thông linh học, còn gọi là phương pháp tân thời, dùng bàn cơ (a table tournante), giáng cơ qua con trỏ từng chữ với sự hiệp lực của toàn bộ nhóm phò cơ.
- ^ Còn gọi là phố Hàng Dừa, nay là đường Cống Quỳnh, TP.HCM.
- ^ AĂÂ là 3 chữ cái đầu tiên của bảng chữ cái Quốc ngữ. A là chữ cái đầu tiên, tượng trưng đầu mối của vũ trụ vạn vật, tức Thái cực. Ă và Â là biến thể của A, biểu tượng cho Âm và Dương, tức Lưỡng nghi được sinh ra từ Thái cực. Vì vậy, danh hiệu AĂÂ được xem là Thái cực sinh ra càn khôn vũ trụ, biểu thị Thượng đế vô ngã (impersonal God).
- ^ Vị trí gần ngã 3 đường Général Leman với đường Nguyễn Tấn Nghiệm, nay là ngã 3 Cao Bá Nhạ và Trần Đình Xu.
- ^ Bộ đạo phục này ngày nay vẫn còn được thờ tại Thánh thất Tây Ninh.
- ^ Hoài Nhân, "40 năm lịch sử Ðạo Cao Ðài 1926-1966" trang 109, kể ra được 35 Chi phái. Dẫn theo Cao Đài Từ điển.
- ^ a ă Bản Cải án Cao Đài, 3 tháng 5 năm 1982, Các chức sắc Cao Đài thuộc Toà Thánh Tây Ninh, 10/4/1982
- ^ "Bản tuyên dương công nghiệp ông Nguyễn Văn Thành", Tòa Thánh Tây Ninh, 24-11-1972.
- ^ [Đỗ Quang Hưng. "Recognition of Religious Organizations - A Comparative Approach: The Case of Vietnam". Religious Studies Rewview Vol 1, No 1, Jan 2007. Trang 10
- ^ Giáo hội là cơ cấu tổ chức, bộ máy hành chính của tôn giáo và cũng là cơ quan quyền lực của tôn giáo, trong đó tập trung ở một số người. Giáo hội là tổ chức pháp nhân, không chỉ quan hệ trong đạo mà còn là mối quan hệ xã hội. Hội thánh là nói về phần thiêng liêng, một tập hợp rộng rãi cả chức sắc và tín đồ có mối quan hệ trong đạo, mang tính chất tôn giáo thuần túy. Trên thực tế hai khái niệm này rất gần nhau, thậm chí ở một số tôn giáo, đôi khi được hiểu là một và sử dụng như nhau. (Nguyễn Cao Thanh, "Tìm hiểu tổ chức giáo hội và vấn đề pháp nhân tôn giáo". Ban Tôn giáo Chính phủ.
- ^ Theo định nghĩa của nhà nước Việt Nam, tư cách pháp nhân tổ chức tôn giáo khác với tư cách pháp nhân của tôn giáo. Theo quyền tự do tín ngưỡng, các tôn giáo hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, phù hợp với luật pháp Việt Nam, mặc nhiên được thừa nhận tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, một tổ chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân mới được hoạt động hợp pháp về mặt tổ chức như: duy trì quan hệ trên dưới về mặt tổ chức, có quyền sử dụng tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật, tổ chức đại hội, hội nghị, mở trường đào tạo chức sắc, phong chức, điều chuyển chức sắc, in ấn xuất bản kinh sách, xây dựng nơi thờ tự...; duy trì các mối quan hệ dân sự với các tổ chức quan hệ với các tổ chức tôn giáo khác trong và ngoài nước, và tổ chức xã hội khác; chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của tổ chức tôn giáo mình.
- ^ Hội thánh Cao Đài Tây Ninh: Mở Đại hội Nhơn sanh giai đoạn 2007 – 2012, báo Tây Ninh
- ^ Đỗ Quang Hưng. "Recognition of Religious Organizations - A Comparative Approach: The Case of Vietnam". Religious Studies Rewview Vol 1, No 1, Jan 2007. Trang 10.
- ^ Cơ sở tiền thân hình thành thánh thất, vì không đủ số lượng tín đồ sinh hoạt.
- ^ Do Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh không tổ chức giáo hội.
- ^ Công nhận Giáo hội Cao Đài Việt Nam (Bình Đức)
- ^ Huỳnh Ngọc Thu, Đạo Cao Đài ở Nam Bộ.
- ^ http://www-personal.usyd.edu.au/~cdao/booksv/tvrntdct-ptII.htm#ntdct-ptIIc4
- ^ Hương Hiếu, "Đạo sử", Quyển 2, tr. 237: 29-7-B.D. "Bản in Hoa Kỳ".
- ^ Nguyễn Văn Hồng, "Cao Đài Từ điển".
§Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- Ngô Văn, Việt Nam 1920-1945. Montreuil: L'Insomniaque/Chuông rè, 2000.
- Nguyễn Văn Hồng, "Cao Đài Từ điển" 2003.
§Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đạo Cao Đài
- Tuổi Trẻ Đại Đạo
- Cao Đài Đại Đạo
- Đại Đạo Thanh Niên Hội
- Centre for Studies in Caodaiism, Sydney
- Dịch Lý Cao Đài
- The British Cao Dai Community
- Cao Đài site
- Ý Thức
Caodaïsme
Un article de Wikipédia, l'encyclopédie libre.
Aller à : navigation, rechercher
Cet article est une ébauche concernant la religion et le Viêt Nam.
Vous pouvez partager vos connaissances en l’améliorant (comment ?) selon les recommandations des projets correspondants.
Temple Cao Dai au Viet Nam
Le caodaïsme est une religion fondée en 1921 et instituée en 1925 au Viêt Nam par Ngô Van Chiêu, fonctionnaire vietnamien, après que - d'après ses dires - il fut entré en contact, lors d'une séance de spiritisme avec un « esprit »[1]. Cet esprit se donna d'abord pour nom « AĂÂ », les trois premières lettres de l'alphabet vietnamien, puis « Cao Dai Tien Ong » (Cao Dai signifie « Être suprême ») et ordonna à Ngô Van Chiêu de créer le caodaïsme. Ngô Van Chiêu souhaitant se concentrer sur une vie spirituelle plutôt que sur des activités politiques, le premier « pape » du caodaïsme fut Lê Văn Trung. Cette religion fut reconnue par les autorités coloniales en 1926 et regrouperait actuellement plus de 5 millions d'adeptes[2].
Sommaire
[masquer]Historique[modifier | modifier le code]
De nombreuses religions se fixent comme but l'amélioration de l'homme. C'est aussi l'objectif du caodaïsme, mais la pratique change suivant la culture et l'environnement. Le caodaïsme s'appuie principalement sur trois religions qui ont imprégné l'Asie orientale qui sont le confucianisme (comportement moral dans la vie en société), le taoïsme (recherche de la plénitude et de la sérénité par le détachement et par un certain comportement intérieur et extérieur) et le bouddhisme (qui donne une réponse à la question de l'existence et du devenir de l'homme). Mais il s'inspire aussi fortement du christianisme : la statue de Jésus est d'ailleurs représentée dans le « Grand Temple » de Tay Ninh et la structure du clergé est calquée sur le modèle de l'Église catholique. Ce temple est soutenu par 18 piliers-dragons qui sont un chef-d'œuvre de l'architecture éclectique de la période coloniale. Le caodaïsme était assez populaire dans certaines troupes coloniales.
Le siège de cette religion s'est installé à Tay Ninh puis la religion s'est scindée en plusieurs branches du fait de la volonté de la branche de Tay Ninh de s'impliquer dans la politique du pays (création d'une armée, d'un parti politique). Elle s'est rangée du côté du Sud-Viêtnam et des Américains pendant la guerre.
Le caodaïsme possède la notion de guides spirituels, ces derniers étant puisés dans toutes les cultures. On trouve par exemple Victor Hugo, Jeanne d'Arc, Pasteur, Churchill, Lénine ou Shakespeare. L'histoire et la philosophie du caodaïsme ont été écrites par un Français, Gabriel Gobron, dit « Frère Gago » qui est l'auteur d'un livre sur le sujet paru après sa mort en juillet 1949.
Dans la culture populaire[modifier | modifier le code]
Le caodaïsme est présent en toile de fond dans le roman de Graham Greene : Un Américain bien tranquille paru en 1955, adapté par deux fois au cinéma : par Joseph Mankiewicz en 1958 et par Christopher Hampton en 2002. Le roman Le Mal Jaune de Jean Lartéguy (Presses de la Cité 1962) contient une note historique sur le commencement du caodaïsme (pp. 208-209) et une note sur celui du Hòa Hảo (pp. 214-215).
Notes et références[modifier | modifier le code]
- ↑ La tradition religieuse, spirituelle et sociale au Vietnam par Joseph Huy Lai Nguyen, éditions Beauchesne [archive]
- ↑ Collectif, Guide Le Petit Futé Viêt Nam, édition 2008 pp. 79-80
Annexes[modifier | modifier le code]
Bibliographie[modifier | modifier le code]
- Collectif, Le caodaïsme, in Sciences et voyages no 61 du 1er février 1941
- Gabriel Godron, Histoire et philosophie du caodaïsme, Dervy, Paris, 1949
- Phap-Chanh-Truyen, La construction religieuse du caodaïsme, Dervy, Paris, 1953
- Philippe de Baleine, Une étrange religion, in Paris-Match, 1953
- Guy Breton et Louis Pauwels, Victor Hugo devenu Dieu in Histoires magiques de l'histoire de France - Etranges faits divers, Robert Laffont, 1982 pp. 181-195 (ISBN 2221503554)