中越战争
中国对越南的攻势
日期:1979年2月17日-3月16日
地点:越南北部 結果:解放军向越南境内推进40多公里,攻克谅山等三座越南省会城市后撤军,中国勝利
起因:
領土變更:
參戰方
中華人民共和國
越南社會主義共和國
指揮官
邓小平、楊得志、許世友
孙德胜、文進勇
兵力
85,000+名步兵
400辆坦克
约100,000+名陆军和民兵
傷亡
中國声称:6,954人阵亡;14,800人负伤
越南声称:26,000人阵亡;40,000人负伤[來源請求]
越南声称:有平民10,000人以上死亡
中國声称:死伤约52,000人[來源請求]
中越戰爭,又稱第三次印度支那戰爭,是指於1979年2月17日至3月16日爆發在中華人民共和國(以下簡稱中國)和越南社會主義共和國(以下簡稱越南)之間的戰爭。中国称之为对越自卫还击作战(广义上是指1979年到1989年近十年间的中越边境冲突),在民间被习惯称作对越自卫反击战,越南称之为1979年北部边界战争(Chiến tranh biên giới phía Bắc, 1979)或越中邊界戰爭(Chiến tranh biên giới Việt-Trung)。中國軍隊在短暫占领越南北部几个重要城市之後,在一個月之内撤出了越南,中方和越方都宣佈己方取得了戰爭的勝利。这场战争令中越两国关系进一步恶化到最低点,并使大量华裔越南人持續逃亡。
[编辑] 战争背景
在之前的法越戰爭中,中华人民共和国與越南民主共和国(北越)有着近似于同盟的关系,雙方都反對当时统治越南的法國殖民政权。在越战期間,中國和蘇聯都向越南提供了援助,共同反對美国。
对于本次戰爭的起因,中國中央人民廣播電台稱:
「越南政權三番四次挑起邊界事端,嚴重地騷擾了中國邊民的日常生活和生產活動,中國一再發出警告,越方卻置若罔聞,一意孤行,中國政府在忍無可忍的情況下,被迫發動邊界自衛反擊戰,對越南實行懲罰。」
而越南的河內之聲廣播電台,則指责「北京擴張主義集團」,表示:
「北寇(指位於越南北方的中國)妄圖侵占鄰邦的領土,以遂其稱霸亞洲的狂妄野心,(越南共產黨)黨中央和政府號召全體軍民再次奮起反抗外族侵略。」[1]
[编辑] 中苏交恶
主条目:中苏交恶
1969年3月中蘇爆發珍寶島冲突,差点引发大规模战争。此后,中国与苏联持續处于敌对状态,而中美关系則开始正常化。1978年6月29日,越南加入苏联为首的经济互助委员会(COMECON)。苏联出于牵制中國的目的,1978年11月3日与越南签订了带有军事援助性质的《苏越友好合作条约》,支持越南在印度支那半岛的扩张。
[编辑] 中美建交
1978年12月16日美國和中華人民共和國宣布將於1979年1月1日建交,美國將於同一時間與在臺灣的中華民國斷交,美國總統卡特同時宣布將於4個月內撤出2千名駐臺軍事人員及廢止1954年與中華民國簽定的《中美共同防禦条約》,中華人民共和國鄧小平將於1979年1月訪問美國。中華人民共和國人大常委會發表《告臺灣同胞書》呼籲兩岸三通(通郵、通商、通航)與四流(經濟、文化、體育、學術等交流)。
[编辑] 越南入侵柬埔寨
虽然越共和红色高棉曾经有过合作,但是当红色高棉的领袖波尔布特掌权并建立民柬后双方关系开始恶化。柬埔寨共产党在1970年代中期仍被称为“柬埔寨共产党”(CPK),至1980至1990年代改称为“柬埔寨民主党”,但媒体则常以法语名称“赤柬”或“红高棉”来称之。该名称来自于西哈努克亲王在1950年代形容该党的政治取向的言论。
波尔布特执政期间,红色高棉试图逐步将柬埔寨改造为无分任何阶级的社会,将所有城市居民强行驱赶至农村,实行恐怖统治和全国大清洗。1978年5月,大清洗激发了反波尔布特的起义,被镇压后,流亡者在越南成立了“柬埔寨民族团结救国阵线”,领导者是红色高棉曾任师长、省委书记的高层领导人韩桑林。1978年,苏联和越南签订友好同盟条约;同年12月25日,10万经历越战洗礼的越南“志愿军”发动势如破竹的进攻。1978年12月,越军进攻柬埔寨,并于1979年1月7日攻占柬埔寨首都金边,推翻了与中国友好的民主柬埔寨和红色高棉,成立了柬埔寨人民共和国。当时的中华人民共和国对此不满,通过在联合国的投票,仍承认红色高棉政权(即民主柬埔寨)为柬埔寨的合法政府。
普遍认为越南入侵柬埔寨是日后引发中越战争的一大原因之一。
[编辑] 领土纠纷和战前冲突
在这场战争之前,越南在国内大规模排华,由于居住在越南的华侨华裔普遍较富裕,在越共发起排华冲击后他们都丧失了财产,并受到严酷的政治压迫,许多人不得不抛弃财产甚至家人逃亡;越南方面对位于中越边境的陆地、海洋提出主权要求,宣布将西沙群岛、南沙群岛等岛屿纳入其版图范围,出兵占领了越南共和國(南越)南沙群岛部分岛屿,并与中国发生了小规模的边境冲突。而此前越南(北越時期)曾明確表态承认南海諸島為中國領土。中国政府方面声称“上述种种举动威胁了中國的边境安全和影响了东南亚的局势稳定”,“为了捍卫主权,惩治侵略者”而发动了“自卫还击战”攻进越南。
[编辑] 学者分析
普遍认为这场战争是主要由边境纠纷引发的局部战争。
但有的学者认为,从其发动背景来分析,可能是一场中国共产党为了对内凝聚国家向心力以巩固其政权;对外展示军事实力和政治决心而发动的战争,戰後鄧小平成功取得了國內一切權力,華國鋒被趕下台。他们认为,战争原因可能有以下几个因素:
当时中国的文化大革命刚结束,新一届领导集体刚刚开始执政。由于文化大革命带来了对共产党的信任危机,中国领导人认为有必要发动一场“打击侵略者”的战争,以重新凝聚其国民的民族向心力。
自林彪、文革以来,邓小平对中国军队的作风就表现出强烈不满。邓小平在明知文革后中国军队战斗力减弱的情况下,还决心与越南一战,其目的也在于刹一下军队的傲气,给军队一些教训。
由于当时还处在冷战时期,苏联与美国在全球存在著广泛的利益冲突,而中国由于与苏联交恶和以往输出革命的策略,导致了其在东亚地区处于相对孤立的局面。为了與蘇聯爭奪在共產世界中的領導權,显示中国共产党对国家的统治能力和对军队的指挥能力,并拓展外部空间并援助其盟友红色高棉政权,在美国开始与中国改善关系之际,中国发动了此次战争。战争结束后,中美关系进入了近10年的黄金时期,直到1989年6月六四天安門事件爆發。
[编辑] 中國的戰前準備
1978年12月8日上午,中共中央军委正式下达作战命令,称“无论战果如何,我军攻克高平和谅山后不得恋战,即行撤回”。同时,与苏联、蒙古接壤的沈阳军区、北京军区、兰州军区、新疆军区均进入临战状态,这四大军区的乙种步兵师补充人员装备扩编为战时甲种师,各野战军离开营区进入野战地域(参见63军大事记、16军大事记)。這也反應出當時中國認為主要的威胁在北方,因此在越南戰場上投入的僅是次要兵力。
广州军区于1979年1月8日上午完成战术准备:4个野战军、3个地面炮兵师和高射炮兵师、铁道兵3个团、1个通信团、1个防化团、航空兵13个团另6个大队全部进入待命地点。(另空军高炮和地空导弹部队也同时完成战术部署;海军南海舰队在川岛以西各港口集结各型舰艇一百二十余艘和作战飞机一百七十余架。)
昆明军区临阵易帅,杨得志司令员1979年1月7日中午抵昆明上任,8至10日军区扩大会议研究作战部署预案。12日总参、军区、军、师各级领导赴边境调研。同时参战的11军、第13军、第14军和云南省军区边防部队,以公铁输送紧急开进,至1月10日凌晨完成战役展开,2月9日深夜完成了作战准备。2月15日,中苏友好同盟条约过期失效,2月17日,中国发动了“对越自卫反击战”在越南北部与越军展开了战争。
1979年2月17日中国人民日报发表《是可忍,孰不可忍》的评论文章,正式宣告将与越南方面在有限的时间、空间、规模“进行自卫反击、保卫边疆的战斗”
[编辑] 战争过程
战争分别由中國的西线云南省和东线广西壮族自治区两个作战方向,分为三个阶段进行。云南省作战由临时调任的熟悉越军战法的昆明军区司令员杨得志指挥;广西壮族自治区作战由当时的广州军区司令员许世友指挥。总共动用了9个军29个步兵师(分别为:11军、13军、14军、41军、42军、43军、50军、54军、55军及20军第58师、广西军区独立师、云南省军区独立师、广西军区2个边防团、云南省军区5个边防团)、2个炮兵师(炮1师、炮4师)、两个高炮师(高炮65师、高炮70师),以及铁道兵、工程兵、通信兵等兵种部队近56万兵力的解放军部队(例如,战前准备中各个甲种步兵师、乙种步兵师都扩编为12000人以上的临战编制),在约500公里的战线上对越南发动了突襲,越军以6个步兵师(第三、三一六A、三三七、三三八、三四五、三四六师),16个地方团及4个炮兵团,总兵力约100,000人应战。
中國解放軍战役部署:以第41军、第42军、第43军、第54军、第55军和第50军(欠149师)为东线兵团,由许世友指挥,从广西方向出击;以第11军、第13军、14军和第50军149师为西线兵团,由杨得志指挥,从云南方向出击。1979年2月17日,中國解放軍东线5个军10余万人分14路进入越南境内,3小时后,北集团突破莫隆,歼敌独立营,向通农前进,助攻部队正在茶灵方向与敌激战,呈胶着状态,一线尖刀部队陷入苦战。 同日,西线5个军约10万余人在杨得志指挥下,从云南边境攻入越南。
[编辑] 第一阶段:1979年2月17日-1979年2月26日
中國政府称:中国云南、广西边防部队发动了对越南军队的自卫还击战;歼灭了以越南境内的高平、老街两地区为据点的越南國境警備民兵。
2月17日,中國突襲越南,戰爭開始,中國佔領孟關鎮。
2月18日,佔領清水,越軍在高平戰線以坑道頑抗,諒山、同登一帶的导弹陣地被摧毀,雙方於老街激戰,萊洲越軍退守黑河南岸。
2月19日,中國突襲並佔領河鹿縣長白山,中國空軍轟炸海防。
2月20日,攻陷老街、同登,雙方於包樂激戰,越南空軍轟炸河口以西的中國增援部隊。
2月21日,中國人民解放軍占领高平。
2月22日,中國人民解放軍占领包樂,越軍開始抽調駐柬埔寨與老挝的精銳正規部隊回防,防守河內的2個師試圖對高平發動攻擊,萊州的中國部隊展開反擊,無功。
2月23日,諒山附近的高馬山爆發激烈攻防戰,中国军队占领河江。另有兩個師在空軍掩護下,進攻芒街、祿平。
2月24日,越軍反擊,與中國部隊在高平、老街發生激烈巷戰。越軍曾試圖滲透進入中國境內,但遭擊潰。中方占领柑塘。
2月25日起,戰情膠著,越軍死守邊防要地諒山。
3月1日,諒山爆發激戰,越軍自河內增援精銳的首都防衛軍第308師向諒山展開反击,並使用化學武器。42軍被迫后撤,中國緊急將後方砲兵師拉至前線進行压制即拼刺刀(解放軍砲兵所謂拼刺刀是指接近前綫,而非真正意義上的拼刺刀),兩方皆損失慘重。中国方面在3月1日9时30分集中300门火炮,30分钟落弹几万发,当时许世友十分愤怒,亲自下令“拂晓攻击开始后,谅山一间房子也不能留。”参战的解放军士气亦受到鼓舞。
3月4日,越军308師遭中國兩個師由側翼突襲擊退,解放军攻占諒山。
3月5日,中國宣布已達到目的,開始自越撤軍。越南宣布全國總動員令,誓言抵抗到底,越軍自柬埔寨與老挝抽調回國的正規部隊正式抵達,已就戰爭態勢準備就緒。蘇聯開始增兵中蘇邊界,中蘇大戰一觸即發。東歐共產國家掀起一片聲討中國侵略的声音。
[编辑] 第三阶段:1979年3月6日-1979年3月16日
中國政府称:该阶段中国军队以交替掩护,边清剿边撤退的方式,於1979年3月16日全部军队撤回中国境内。此期間中國解放軍運送大批民生工礦物資回國(其中包括大量中国无偿支援越南的物资),此后越南工礦業基本癱瘓。
3月7日起,中國正式撤軍,並開始運送此前援助越南的民生工礦物資,利用補給車輛載回中國境內。多處越南工礦業設備癱瘓。
3月13日,中國繼續撤軍,並在撤退路線上鋪設地雷,以火箭與長程砲火掩護撤軍。越軍無大規模追擊行動。
3月15日22时20分,最後一輛軍車回到中国領土。
3月16日,中國宣布完成撤軍行動,戰爭結束。
中國官方未发表伤亡人数。越南官方亦未正式发表伤亡人数,僅於官方《人民日报》上罗列了中国军队在撤退时对攻占过的城镇做出大规模破坏的项目。包括基础设施、厂矿等。
[编辑] 战争结果
當時越南正規軍都在柬埔寨,越南精銳回師諒山时,解放軍已经撤退,因此双方没有正式軍團對戰。
根据后来昆明军区后勤部编写的《对越自卫反击作战工作总结》,1979年2月17日至3月16日,广西、云南参战的解放军、支前民兵共牺牲6,954人,伤14,800多人;2月17日至2月27日击毙越军15,000人,2月28日至3月16日击毙越军37,000人。
根据越南国防部军事历史院编的《越南人民军50年 (1944-1994)》(军事譯文出版社有中譯本),2月17日,中国出动60多万军队,数百辆坦克装甲车,数千门大炮,在广宁至莱州的整个北部边界全线对越南发动了大规模进攻。经过30个昼夜(2月17日至3月18日)的战斗,越南消灭和重创了中國3个团18个营,击毁和击伤550辆军车(坦克装甲车280辆),击毁115门大炮和重型迫击炮,缴获了大量武器,伤6萬餘人,击毙2万。
[编辑] 中國方面的戰後总结
戰爭期間中國軍隊無可識別之軍階、軍銜制度,導致指揮體系嚴重紊亂,戰後中國軍隊全面恢復文革前軍階、軍銜制度。
越軍善用曾經造成美軍大量傷亡之詭雷埋設,再度使中方傷亡慘重[2]。
越南方面的抵抗強度超乎預期,而中國方面由於缺乏戰車、步兵、砲兵間的協同作戰經驗,導致戰爭期間傷亡慘重。
前線通訊能力不良,砲兵因常發生誤擊友軍事件而無法充分發揮支援效果。
59式與62式坦克不利於在山岳叢林地帶使用,常遭到越南士兵以反裝甲武器攻擊,損失慘重。62式戰車裝甲太薄,防禦力不足。
步兵缺乏裝甲運兵車或步兵戰鬥車輛輸送,全靠步行作戰,機動力過差。
醫療設備、醫護人員不足,造成兵員死亡比例過高。
工兵設備與技術都不足,尤其缺乏現代化渡河工具,影響攻擊速度。
空軍支援不夠,且缺乏夜戰能力。
前線指戰員無法適應現代化戰爭,仍然使用老式戰術,導致兵員重大傷亡。
後勤補給情況不理想,補給車輛不足,常靠人力進行運補。
部隊訓練不足,且缺乏山地、叢林戰與夜間戰鬥的訓練;與長年在山林與美軍作戰週旋的越共軍接戰,倍感吃力。
[编辑] 后续战役
主条目:两山战役
解放军撤军后,越南军队又相继占领了中越边境许多骑线点,并占领了老山、者阴山等地区,不断对中国境内进行骚扰。中国方面经过精心的准备,于1984年4月发动了争夺老山和者阴山的两山战役,经过三年的反复战斗,解放军获得战争胜利,并最终占领这两个地区。
[编辑] 各国回应
1979年2月22日 中国新华社汇总了各国对中國自卫还击的态度[3]:
谴责中國,支持越南,並要中國撤军及停火:
苏联、 古巴、 東德、匈牙利、 捷克斯洛伐克、 保加利亚、 波兰、 蒙古、 阿富汗、 埃塞俄比亚、莫桑比克、 阿尔巴尼亚、 安哥拉和 柬埔寨人民共和国(柬埔寨亲越南的韩桑林政权)。基本上是苏联及其卫星国。
对中和越都表示遗憾、希望越南和柬埔寨都能支配自己命运:
歐洲的其他国家
公开声明不表态:
葡萄牙
[编辑] 战后影响
战争并未结束: 边界冲突持续了整个1980年代,即長達十年的老山邊界戰爭。中越兩國海軍於1980年代初在南海爆發數次海上軍事衝突,即赤瓜礁海战。1984年4月曾发生一次大规模冲突,即两山战役。此后越南更徹底的向蘇聯靠攏,甚至將戰略要地金蘭灣借給蘇聯作海、空軍基地之用。
对中国的影响: 此戰曝露出中國解放軍在歷經文革十年后,戰力受到嚴重損毀的种种问题。“紅而不專”造成熟悉馬列主義政治教條的指戰員領導專業軍人,軍階制在文革期间被廢除又導致軍隊指挥体系混乱。鄧小平借此機會,於戰後大刀闊斧改革了軍隊。
对越南的影响: 对越南方面来说战争的影响是持久的。中国军队在撤退回中国的过程中回收了此前援助越南的物資,并使越南的村庄、公路、铁路遭到巨大破坏。 這場戰爭加剧了对在越華裔的歧視,许多人被迫移民。他們之中很多人被迫成為船民逃難,而最終移居到澳洲、歐洲或北美的其他亞裔社區,也有部分華裔回到中國境內定居。
[编辑] 关系正常化进程和边界勘定
1991年苏联解体后,越南失去蘇聯支持,中越关系开始走向正常化。两国政府和人民很少提及当年的军事冲突。不过今天越南仍然維持著世界上最龐大的陸軍之一,原因可能是出於對中國的防范。 在经過多年谈判之後,中国和越南签署了边界条约,勘定了两国的陆地边界,不过具体分界线的信息至今没有被完整公开。两国的海上边界争议仍然没有解决。越南仍然占领南沙群岛绝大多数岛屿,而中国方面认为那是中国的固有领土。
[编辑] 知名人物
[编辑] 中方
邓小平
许世友
杨得志
徐良
史光柱
蔡惠斌
凯旋在子夜(电视剧)
高山下的花环(电影)
黑豹突击队(电视剧)
血染的风采(歌曲)
十五的月亮(歌曲)
再见吧,妈妈(歌曲)
铁甲008(电影)
新兵马强(电影)
花枝俏(电影)
闪电行动(电影)
长排山之战(电影)
雷场相思树(电影)
蛇谷奇兵(电影)
[编辑] 香港
胡越的故事(周润发演越南难民胡越、钟楚红演越南难民沈青等)(电影)
爱人同志(刘德华演香港记者、钟楚红演越南翻译、成奎安演解放军在越南俘虏)
这是爱(泰迪罗宾原唱,夏韶声,张国荣等翻唱)(歌曲)
投奔怒海(刘德华、钟楚红、林子祥)(电影)
[编辑] 延伸阅读
《十年中越戰爭》倪創輝,2009年9月,天行健出版社,ISBN 9789881751553。
[编辑] 外部連結
中越战争三十周年祭
XinHui:1979年中越戰爭的政治歷史和中國主動防禦的概念
G.D.Bakshi:1979年中越戰爭:有限戰爭案例研究
Bruce Elleman:中蘇關係和1979年中越衝突
[编辑] 注釋
^ 南海潮——難民潮,作者:林濤(加拿大)
^ 越南人说中国人太残忍!解放军称应更残忍
^ 国际社会79年就我对越自卫还击的态度
-
1 Tên gọi
-
3 Mục đích và mục tiêu của Trung Quốc
-
4 Tương quan lực lượng tham chiến
-
6 Chiến dịch dân vận của Trung Quốc
-
7 Phản ứng quốc tế
-
10 Chú thích
-
11 Tham khảo
-
12 Liên kết ngoài
中越战争 - 维基百科,自由的百科全书
Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
Một phần của Chiến tranh Đông Dương lần 3
.
Thời gian
17 tháng 2 – 18 tháng 3 năm 1979
Địa điểm
Toàn tuyến biên giới phía bắc của Việt Nam.
Kết quả
Trung Quốc rút quân. Cả hai phía tuyên bố chiến thắng.
Tham chiến
Giải phóng quân Trung Quốc
Quân đội Nhân dân Việt Nam
Chỉ huy
Dương Đắc Chí
Hứa Thế Hữu
Văn Tiến Dũng
Lực lượng
200.000-300.000+ bộ binh và 400 xe tăng từ Quân khu Côn Minh và Quảng Châu (theo Việt Nam có hơn 600.000 lính Trung Quốc tham chiến)[1]
(lực lượng của 7 quân đoàn với 21 sư đoàn tác chiến, 9 sư đoàn dự bị)[2]
60.000-100.000
(7 sư đoàn, 15 trung đoàn độc lập, biên phòng và dân quân tự vệ)[2]
Tổn thất
Tranh cãi, 20.000+ bị giết [3] Việt Nam tuyên bố 26.000 chết, 37.000 bị thương, 280 xe tăng. [3] Trung Quốc tuyên bố 6.900 chết, 15.000 bị thương[1]
Tranh cãi, 20.000 chết hay bị thương.[1] Trung Quốc tuyên bố 30.000 chết.[3] Việt Nam tuyên bố 10.000 dân thường bị thiệt mạng[1]
.
Chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc, 1979 hay thường được gọi là Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Trung Quốc và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước. Chiến tranh biên giới Việt - Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ý đồ "dạy cho Việt Nam một bài học" của Đặng Tiểu Bình, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa.
Mục lục
[ẩn]
-
Nhanh chóng chiếm đóng vùng biên giới Việt-Trung, đặc biệt là các thị xã trọng yếu gồm Lạng Sơn (chốt chặn nối Quốc lộ 1A của Việt Nam với Trung Quốc), Cao Bằng và Lào Cai. Vùng chiếm đóng dự kiến với bề sâu chừng vài chục km sẽ được Trung Quốc sử dụng làm bàn đạp cho các cuộc tấn công vào sâu nội địa Việt Nam.
-
Tiêu hao lực lượng chủ lực và làm suy yếu khả năng phòng ngự phía Việt Nam bằng việc quét sạch các đồn biên phòng, tiêu diệt một phần lực lượng quân địa phương và các đơn vị quân độc lập khác của Việt Nam.
-
Hủy diệt cơ sở hạ tầng và nền kinh tế ở các vùng chiếm đóng để đưa nền kinh tế Việt Nam tới chỗ sụp đổ.
[sửa] Tên gọi
Cuộc chiến được phía Việt Nam gọi là Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, 1979. Phía Trung Quốc gọi là Chiến tranh đánh trả tự vệ trước Việt Nam (对越自卫还击战 Đối Việt tự vệ hoàn kích chiến) (trên nghĩa rộng là chỉ xung đột biên giới Việt-Trung trong gần mười năm từ năm 1979 đến năm 1989), dân gian quen gọi là Chiến tranh phản kích tự vệ trước Việt Nam (对越自卫反击战, Đối Việt tự vệ phản kích chiến). [4]
Nhiều nhà nghiên cứu coi cuộc chiến này là một phần của Chiến tranh Đông Dương lần 3. [5]
[sửa] Bối cảnh
[sửa] Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
Tuy được sự giúp đỡ rất lớn của Trung Quốc trong chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam, các rạn nứt trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Trung Quốc đã bắt đầu thể hiện từ năm 1968. Hà Nội nhất định cùng lúc giữ mối quan hệ nồng ấm với cả Moskva lẫn Bắc Kinh trong khi mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc đã lên cao. Bất đồng quan điểm giữa Hà Nội và Bắc Kinh về cách tiến hành cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam trở nên rõ rệt. Bắc Kinh muốn Hà Nội chỉ tiếp tục chiến tranh du kích có giới hạn chống Hoa Kỳ, trong khi Hà Nội muốn tiến hành chiến tranh quy mô để thống nhất Tổ quốc của họ.[6] Và hơn thế nữa, họ muốn trực tiếp đàm phán với Hoa Kỳ, không cần thông qua một nước nào làm trung gian.[7] Sau sự kiện Tết Mậu Thân, Hà Nội bắt đầu đàm phán với Hoa Kỳ, trong khi đó Bắc Kinh phản đối.[6]
Năm 1972, chuyến thăm của tổng thống Mỹ Nixon tới Bắc Kinh và thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc được Việt Nam Dân chủ Cộng hoà xem là một sự phản bội.[8] Năm 1975, trong chuyến thăm Bắc Kinh, Lê Duẩn thẳng thừng từ chối đưa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc, phủ nhận quan niệm của Trung Quốc rằng chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô là mối đe dọa đối với các nước cộng sản châu Á. Ông rời Trung Quốc mà không tổ chức tiệc đáp lễ theo truyền thống, cũng không ký thỏa thuận chung. Cũng trong chuyến thăm này, Trung Quốc thông báo rằng sẽ không giữ mức viện trợ như đã hứa năm 1973.[9] Bắc Kinh bắt đầu nói về một Việt Nam "hắc tâm", "vô ơn", "ngạo ngược".[8] Viện trợ của Trung Quốc sau đó giảm mạnh và đến năm 1978 thì cắt toàn bộ. Điều kiện đầu tiên Trung Quốc đặt ra cho Việt Nam để nối lại viện trợ là phải từ chối tất cả các khoản viện trợ của Liên Xô.[10]
Khi Việt Nam ngày càng có quan hệ chặt chẽ hơn với Liên Xô, Trung Quốc thấy mình bị đe dọa từ hai phía. Đồng thời, Việt Nam cũng đang cố gắng xây dựng mối quan hệ đặc biệt chặt chẽ giữa 3 nước Đông Dương trong đó Việt Nam giữ vị thế đứng đầu. Cùng với thực tế rằng nước Việt Nam thống nhất đã trở thành một sức mạnh quan trọng trong vùng, làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc. Những điều này làm cho Trung Quốc lo ngại về một "tiểu bá quyền" Việt Nam[11] và việc bị Liên Xô bao vây từ phía Bắc. Một nước Campuchia chống Việt Nam đã trở thành một đồng minh quan trọng đối với Trung Quốc.
Quan hệ Việt Nam - Campuchia ngày càng đi xuống, thể hiện ngay từ tháng 5 năm 1975 khi Khmer Đỏ cho quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc và Thổ Chu và bắt đi hàng trăm dân thường, lên cao trào vào những năm 1977-1978 khi Khmer Đỏ nhiều lần đánh sâu vào lãnh thổ Việt Nam tàn sát hàng chục nghìn dân thường. Trong suốt thời gian đó và cả về sau, Trung Quốc luôn là nước viện trợ đắc lực cho Khmer Đỏ về vũ khí khí tài cũng như cố vấn quân sự. Bên cạnh các nỗ lực ngoại giao không thành nhằm xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc và Campuchia[12], Việt Nam tin rằng Trung Quốc đang sử dụng Campuchia để tấn công Việt Nam.[11]
Từ năm 1973, Liên Hiệp Quốc bắt đầu thảo luận về vấn đề chủ quyền của các quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế trên biển. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định tuyên bố chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dựa theo hiệp ước Pháp-Thanh kí kết năm 1887. Về phía Trung Quốc, với cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 1970 nước này đã tìm kiếm các nguồn khai thác dầu mỏ trên biển Đông sát với Việt Nam, một hành động mà theo Việt Nam là chiến lược bao vây đất nước họ.[13] Tranh chấp giữa hai nước về hai quần đảo này đã bắt đầu ngay từ năm 1975 sau khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo này. [14]
Nam Quan, hay Hữu Nghị Quan năm 2007, cửa ải nằm tại biên giới Việt Nam-Trung quốc
Một lý do nữa khiến căng thẳng Việt Nam - Trung Quốc leo thang đó là vấn đề Hoa kiều tại Việt Nam. Trước năm 1975, có khoảng 1,5 triệu người gốc Hoa sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, 15% sống ở phía Bắc vĩ tuyến 17 và 85% còn lại sinh sống ở miền Nam Việt Nam. Người Hoa đặc biệt có ảnh hưởng ở miền Nam Việt Nam, nơi họ hoạt động mạnh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm đưa ra chính sách buộc người Hoa phải nhập quốc tịch Việt Nam hoặc họ sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ, ngược lại, Hà Nội và Bắc Kinh đồng ý trên nguyên tắc về việc cho phép Hoa kiều tự chọn lựa quốc tịch của mình. Chính sách của Việt Nam từ năm 1976 đã bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhanh chóng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, với nỗi e ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng Hoa kiều để ép Việt Nam theo các chính sách của mình. Vấn đề Hoa kiều được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn thuần.[15][16] Chính sách một quốc tịch bắt đầu, Hoa kiều nếu không nhập quốc tịch Việt Nam sẽ bị cho thôi việc,[15] các báo và cơ sở giáo dục tiếng Hoa cũng bị đóng cửa.[17] Từ năm 1977 đã có 70.000 Hoa kiều từ Việt Nam quay về Trung Quốc.[18] Cho đến thời điểm xảy ra cuộc chiến đã có chừng 160.000 Hoa kiều hồi hương từ Việt Nam bằng đường biển hoặc đường bộ qua Cửa khẩu Hữu Nghị.[19]
Tuyên bố chủ quyền của nước Việt Nam thống nhất năm 1975 đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; cách ứng xử của Việt Nam đối với người Việt gốc Hoa; và cố gắng của Việt Nam trong việc xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa ba nước Đông Dương được Bắc Kinh xem là nỗ lực nhằm thống trị Đông Dương và là ví dụ về sự hỗn xược của Việt Nam.[20] Từ tháng 8 năm 1975, Trung Quốc bắt đầu giảm mạnh viện trợ kinh tế cho Việt Nam, cắt hoàn toàn vào tháng 6 năm 1978.[21] Cũng năm 1975, Trung Quốc cho Campuchia vay không lấy lãi 1 tỷ USD và kí kết một hiệp ước quân sự bí mật với chính quyền Khmer Đỏ vào tháng 2 năm 1976.[22] Chính sách ngoại giao của Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á cũng được thay đổi theo hướng tăng cường quan hệ với khối ASEAN vốn ở thế đối đầu với các chính quyền cộng sản Đông Dương đồng thời cắt bỏ viện trợ của nước này đối với các đảng cộng sản ở Đông Nam Á.[23]
Cuối năm 1978, căng thẳng giữa Việt Nam với cả Campuchia cũng như Trung Quốc đều lên một đỉnh mới.
Ngày 23 tháng 12 năm 1978, Quân đội Việt Nam tổng phản công trên biên giới Tây Nam, đánh sang Campuchia lật đổ chính quyền Khmer Đỏ. Trung Quốc có được lý do để tuyên bố về cuộc chiến chống Việt Nam sắp tiến hành. Việc Trung Quốc lựa chọn thời điểm tấn công Việt Nam cũng hết sức thuận lợi cho Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình vừa kết thúc chuyến công du sang Mỹ, cùng với việc ông ta lớn tiếng đe dọa "dạy cho Việt Nam một bài học", Trung Quốc tỏ ra họ có được hậu thuẫn từ Hoa Kỳ, hoặc ít nhất là Mỹ cũng im lặng tán thành. Ngoài ra việc Trung Quốc cắt nguồn viện trợ dầu cho Việt Nam vào cuối năm 1978, vốn chiếm tới hơn một nửa tiêu thụ dầu của Việt Nam, trong khi Liên Xô chưa kịp viện trợ bổ sung, cũng khiến dự trữ dầu chiến lược của Việt Nam bị thiếu hụt trong thời điểm quyết định khi quân Trung Quốc tấn công.[24]
Thêm vào đó, việc Trưởng Ngân khố Mỹ Blumenthal của chính quyền Carter viếng thăm Trung Quốc vào 24 tháng 2 cũng có tác dụng như một lời khuyến khích ngầm Trung Quốc, và có tác dụng phụ đảm bảo với Trung Quốc tình hình tại vùng duyên hải Phúc Kiến đối diện với Đài Loan sẽ yên tĩnh trong thời gian đầu năm 1979, khiến Trung Quốc có thể yên tâm tái bố trí các lực lượng tại Phúc Kiến về hướng biên giới phía nam với Việt Nam.[25]
Với lý do cần kinh phí để hỗ trợ Hoa kiều hồi hương, tháng 5 năm 1978, lần đầu tiên Trung Quốc tuyên bố cắt một phần viện trợ không hoàn lại đã ký cho Việt Nam và rút bớt chuyên gia về nước[26]. Tháng 7, Trung Quốc tuyên bố cắt hết viện trợ và rút hết chuyên gia đang làm việc tại Việt Nam về nước[26]. Tháng 11 năm 1978 Việt Nam ký "hiệp ước hữu nghị và hợp tác" với Liên Xô. Ngày 22 tháng 12 năm 1978, Trung Quốc ngừng tuyến xe lửa liên vận tới Việt Nam. Đầu tháng 1 năm 1979, đường bay Bắc Kinh - Hà Nội cũng bị cắt[26].
Trong khi đó, Đặng Tiểu Bình nổi lên trở thành người lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc. Đặng nhìn thấy cả rắc rối lẫn cơ hội trong mối quan hệ khó khăn với Việt Nam và cho rằng cách tốt nhất để nắm lấy những cơ hội này là một hành động quân sự.[10]. Trong chuyến thăm Đông Nam Á tháng 12 năm 1978, tại một cuộc trả lời phỏng vấn được Trung Quốc truyền hình trực tiếp, Đặng Tiểu Bình tuyên bố: "Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học" mà ngày hôm sau báo chí chính thức của Trung Quốc cắt ngắn thành "phải dạy cho Việt Nam bài học". [26]
[sửa] Xung đột khu vực
Cùng lúc căng thẳng Việt Nam-Trung Quốc lên cao thì ở biên giới phía Tây Nam của Việt Nam, chính quyền Khmer Đỏ, với sự bảo trợ của Trung Quốc, cũng bắt đầu leo thang hoạt động quân sự xâm lấn miền Nam Việt Nam. Các xung đột lẻ tẻ ở khu vực này đã nhanh chóng bùng nổ thành Chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia với hệ quả là Việt Nam đưa quân vào Campuchia lật đổ chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ.[27] Đứng trước tình hình đó, Trung Quốc quyết định tấn công xâm lược Việt Nam với lý do "dạy cho Việt Nam một bài học" (lời Đặng Tiểu Bình) nhưng mục đích chính là phân chia lực lượng quân đội của Việt Nam để giúp chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ[28].
Ngoài ra, theo một số nhà nghiên cứu quân sự Tây phương, về mặt chiến lược, Trung Quốc thử nghiệm một cuộc chiến tranh biên giới có giới hạn để thăm dò khả năng tương trợ của Liên Xô, sau khi Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV), và ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô (1978), trong đó có điều khoản về tương trợ quân sự. Nếu thỏa ước này được tuân thủ nghiêm ngặt, theo nhận định của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nó sẽ là hiểm họa quốc phòng lớn vì đặt Trung Quốc vào tình thế lưỡng đầu thọ địch khi xảy ra chiến tranh với Việt Nam hoặc Liên Xô.[29]
Về phía Liên Xô, nguy cơ bị cô lập về ngoại giao sau khi quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ trở nên nồng ấm khiến Moskva buộc phải tìm cách tăng cường quan hệ đối với Việt Nam. Viện trợ kinh tế của Liên Xô cho Việt Nam tăng đều từ năm 1975 đến 1979 từ 450 triệu USD lên 1,1 tỷ USD, viện trợ quân sự cũng tăng mạnh do sự kiện xung đột Việt Nam Campuchia (từ 125 triệu USD năm 1977 lên 600 triệu năm 1978 và 890 triệu năm 1979).[30]
[sửa] Mục đích và mục tiêu của Trung Quốc
Tuyên bố chiến tranh của Bắc Kinh nói rằng đây là cuộc chiến để quân Trung Quốc "phản công" chống lại các khiêu khích của Việt Nam. Phát ngôn viên của Tân Hoa xã nói: "Các lực lượng biên phòng Trung Quốc đã hành động khi tình hình trở nên không thể chấp nhận được và không còn lựa chọn nào khác. Chúng tôi không muốn một tấc đất nào của Việt Nam. Cái chúng tôi muốn là một đường biên giới ổn định và hòa bình. Sau khi đánh trả các thế lực hiếu chiến đủ mức cần thiết, các lực lượng biên phòng của chúng tôi sẽ quay lại bảo vệ chặt chẽ biên giới của tổ quốc."[19]
Nhiều nhà sử học phương Tây cho rằng cuộc chiến có những mục đích không rõ ràng, trong đó dễ thấy nhất là mục đích trừng phạt Việt Nam vì đã lật đổ chế độ Khmer Đỏ tại Campuchia - một đồng minh của Trung Quốc và là một trong những chế độ tàn bạo nhất của thế kỉ 20. Về sau, một số nhà sử học suy đoán rằng cuộc chiến có vẻ là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Đặng Tiểu Bình khi nó thể hiện rõ các khiếm khuyết của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Những người khác cho rằng Đặng Tiểu Bình gây ra chiến tranh để giữ cho quân đội bận rộn trong khi ông củng cố quyền lực và loại bỏ các đối thủ cánh tả từ thời Mao Trạch Đông.[31]
Theo Carl Thayer, trong mắt Trung Quốc, Hà Nội đã vô ơn với Bắc Kinh: sau khi được giúp đỡ trong cuộc chiến chống Mỹ thì quay sang bạc đãi cộng đồng người Hoa, quan hệ nồng ấm với Liên Xô mà khi đó Trung Quốc coi là kẻ thù, rồi lại tấn công quân sự lật đổ đồng minh Khmer Đỏ của Bắc Kinh. Trung Quốc muốn "dạy cho Việt Nam một bài học" vì đã thách thức uy quyền và ảnh hưởng của Trung Quốc tại vùng Đông Dương. Bên cạnh việc xâm lấn Việt Nam để "bình định vùng biên giới" sau nhiều năm căng thẳng với các xung đột ngày càng nhiều, Trung Quốc phải hành động để chứng tỏ uy tín của mình trong việc bảo vệ đồng minh Khmer Đỏ.[32]
Đối với Việt Nam, cuộc chiến là một phần trong kế hoạch bành trướng về phía Nam của Trung Quốc. [33]. Theo phân tích của phía Việt Nam, mục tiêu chính của Trung Quốc trong hành động quân sự lần này gồm: [34]
-
Bài chi tiết: Trận Lạng Sơn
-
Mặt trận Lạng Sơn: diệt 19.000 lính TQ, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp và 52 xe quân sự, 95 khẩu pháo-cối và giàn phóng hoả tiễn, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 4 tiểu đoàn (có hơi khác biệt so với kí sự Sư đoàn Sao Vàng).
-
Mặt trận Cao Bằng: diệt 18.000 lính TQ, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp và 23 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn.
-
Mặt trận Hoàng Liên Sơn (Lào Cai): diệt 11.500 lính TQ, phá hủy 66 xe tăng, thiết giáp và 189 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn.
-
Mặt trận Quảng Ninh, Lai Châu và Hà Tuyên: diệt 14.000 lính TQ, phá hủy 4 xe tăng, thiết giáp, 6 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn.
[sửa] Tương quan lực lượng tham chiến
Dân binh Trung Quốc trong các đội tải thương. Ước tính có khoảng 4.000 lính Trung Quốc tử trận chỉ trong 2 ngày đầu của cuộc chiến.
Để tấn công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng trên 30 vạn binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối[35] và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau. Tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu chỉ huy hướng tiến công vào đông bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng Sơn và Cao Bằng. Tướng Dương Đắc Chí, tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh đảm nhiệm hướng tây bắc với trọng điểm là Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai). Đây là đợt huy động quân sự lớn nhất của Trung Quốc kể từ Chiến tranh Triều Tiên. Ngoài lực lượng quân chính qui, Trung Quốc còn huy động hàng chục vạn dân công và lực lượng dân binh ở các tỉnh biên giới để tải đồ tiếp tế, phục vụ, tải thương, hỗ trợ quân chính qui phục vụ cho chiến dịch.[36], chỉ riêng tại Quảng Tây đã có đến 215.000 dân công được huy động[1]. Về phân phối lực lượng của Trung Quốc: hướng Lạng Sơn có quân đoàn 43, 54, 55; hướng Cao Bằng có quân đoàn 41, 42, 50; hướng Hoàng Liên Sơn có quân đoàn 13, 14; hướng Lai Châu có quân đoàn 11; hướng Quảng Ninh, Hà Tuyên (nay là Hà Giang) mỗi nơi cũng có từ 1-2 sư đoàn.
Về phía Việt Nam, do phần lớn các quân đoàn chính quy (3 trong số 4 quân đoàn) đang chiến đấu ở Campuchia nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực quân khu (chủ yếu là tân binh) của Quân khu I và II cùng các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện, công an vũ trang (biên phòng) và dân quân tự vệ. Lực lượng tinh nhuệ nhất của phía Việt Nam đóng ở biên giới Việt-Trung là Sư đoàn 3 (đóng tại Lạng Sơn) và sư đoàn 316A (đóng tại Sa Pa), ngoài ra còn có các sư đoàn 346 ở Cao Bằng, 325B ở Quảng Ninh, 345 ở Lào Cai, 326 ở Phong Thổ, Lai Châu. Sư đoàn 346 đóng tại Cao Bằng nhiều năm chủ yếu làm nhiệm vụ kinh tế, thời gian huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trở lại chưa nhiều. Lực lượng biên giới có khoảng 70.000 quân, sau được hai sư đoàn (327 và 337) từ tuyến sau lên Lạng Sơn tiếp viện.[37] Lực lượng độc lập gồm các trung đoàn 141, 147, 148, 197, trung đoàn pháo binh 68, các trung đoàn quân địa phương 95, 121, 192, 254 và 741.[34] Quân đoàn 1 vẫn đóng quanh Hà Nội đề phòng Trung Quốc đổi ý tiến sâu vào trung châu. Ngày 27 tháng 2, Quân đoàn 2 là chủ lực của Bộ quốc phòng được lệnh cơ động về để bảo vệ miền Bắc, đến ngày 5 tháng 3 bắt đầu triển khai trên hướng Lạng Sơn nhưng rốt cục không tham gia.
[sửa] Diễn biến
Các hướng tiến công của Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới
[sửa] Chuẩn bị
Từ tháng 10 năm 1978 cho đến 15 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc thực hiện hàng loạt các vụ tấn công thăm dò vào các vị trí phòng thủ của Việt Nam tại biên giới, với mục đích thu thập thông tin tình báo, đe dọa quân Việt Nam, và đánh lạc hướng khỏi mục tiêu chính của chiến dịch sắp tới. Các cuộc tấn công nhỏ này tăng dần về quy mô và tần số khi lực lượng Trung Quốc tập trung tại biên giới ngày càng đông. Không có tài liệu gì về các cuộc tấn công thăm dò của quân Việt Nam.[38] Dấu hiệu đầu tiên của chiến tranh là việc Trung Quốc cắt đứt tuyến đường sắt Hữu Nghị nối liền hai nước vào ngày 22 tháng 12 năm 1978.[39] Đến cuối tháng 1 năm 1979, khoảng 17 sư đoàn chính quy Trung Quốc (khoảng 225.000 quân), đã tập trung gần biên giới với Việt Nam. Hơn 700 máy bay chiến đấu và máy bay ném bom - 1/5 lực lượng không quân Trung Quốc - đã được đưa đến các sân bay gần biên giới. [40] Các động thái leo thang này của Trung Quốc đã được phía Việt Nam đề cập tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 11 tháng 2 năm 1979. [29]
Ngày 7 tháng 2, Bắc Kinh báo trước về một chiến dịch tấn công Việt Nam với thông cáo chính thức của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phản đối việc quân đội Việt Nam tiến vào lãnh thổ Campuchia và đề nghị tất cả các quốc gia yêu hòa bình "dùng mọi biện pháp có thể để chấm dứt cuộc xâm lược dã man này".[41] Về mặt ngoại giao, sau khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ từ tháng 12 năm 1978, trong chuyến thăm Washington từ 28 đến 30 tháng 1, Đặng Tiểu Bình nhận được sự ủng hộ cần thiết của đồng minh mới Hoa Kỳ trong kế hoạch tấn công Việt Nam, tuy nhiên tổng thống Jimmy Carter cũng cảnh báo Đặng rằng vụ tấn công của Trung Quốc, nếu xảy ra, sẽ không thể nhận được sự ủng hộ về mặt ngoại giao hoặc quân sự quốc tế. [42][43]
Ngày 15 tháng 2 năm 1979, nhân dịp 29 năm hiệp ước Trung-Xô về vấn đề Mông Cổ và thời điểm kết thúc chính thức Hiệp ước hợp tác Trung-Xô, Đặng Tiểu Bình tuyên bố Trung Quốc chuẩn bị tấn công giới hạn Việt Nam. Để cảnh báo Liên Xô và cũng nhằm ngăn chặn bị tấn công từ hai mặt, Trung Quốc đặt toàn bộ quân đội đóng dọc biên giới Trung-Xô vào tình trạng báo động đồng thời thiết lập một sở chỉ huy quân đội mới ở Tân Cương và di tản 300.000 dân khỏi vùng biên giới với Liên Xô. [44]
Để đối phó lại việc Trung Quốc tập trung bộ binh và vũ khí hạng nặng tại biên giới, cũng như việc các cuộc đột kích vũ trang ngày càng gia tăng, Việt Nam tiến hành chuẩn bị các vị trí phòng ngự, chuẩn bị tinh thần dân chúng sẵn sàng một khi chiến tranh xảy ra. Tuy nhiên Việt Nam tại thời điểm đó vẫn tin rằng Trung Quốc sẽ không tấn công, vì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa anh em. Thêm nữa, Việt Nam tin rằng đa phần nhân dân Trung Quốc không ủng hộ chiến tranh và sẽ phản đối chiến tranh nổ ra. Ngoài ra, tuyên bố của Đặng Tiểu Bình chỉ một tuần trước khi chiến tranh nổ ra, rằng chiến dịch quân sự của PLA sẽ không dài hơn cuộc chiến 1962 với Ấn Độ, cộng với các tuyên bố của Đặng trước đó rằng chiến dịch quân sự này "giới hạn về không gian và thời gian", khiến Hà Nội tin tưởng họ có khả năng cầm chân quân Trung Quốc tại các tỉnh biên giới. [45]
Lực lượng Việt Nam đương đầu với cuộc tấn công của Trung Quốc chủ yếu là dân quân và bộ đội địa phương. Từ vài tháng trước khi chiến tranh nổ ra, Hà Nội đã tiến hành huấn luyện và trang bị vũ khí hạng nhẹ cho dân quân tại các tỉnh biên giới. Chỉ có một số đơn vị quân chính qui tham gia chiến trận, nhất là các đơn vị phòng thủ Lạng Sơn, nhưng ngay cả tại đây, lực lượng chủ yếu vẫn là dân quân và quân địa phương. Hà Nội giữ lại 5 sư đoàn chủ lực ở tuyến sau đề phòng Trung Quốc tiến sâu về đồng bằng, và đồng thời cũng để giới hạn việc cuộc chiến leo thang. [46]
[sửa] Giai đoạn 1
Mặt trận Lạng Sơn
Mặt trận Cao Bằng
5 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, lực lượng Trung Quốc khoảng 120.000 quân bắt đầu tiến vào Việt Nam trên toàn tuyến biên giới, mở đầu là pháo, tiếp theo là xe tăng và bộ binh.[47][19] Cánh phía Đông có sở chỉ huy tiền phương đặt tại Nam Ninh và mục tiêu chính là Lạng Sơn. Có hai hướng tiến song song, hướng thứ nhất do quân đoàn 42A dẫn đầu từ Long Châu đánh vào Đồng Đăng nhằm làm bàn đạp đánh Lạng Sơn, hướng thứ hai do quân đoàn 41A dẫn đầu từ Tĩnh Tây và Long Châu tiến vào Cao Bằng và Đông Khê. Ngoài ra còn có quân đoàn 55A tiến từ Phòng Thành vào Móng Cái. Cánh phía Tây có sở chỉ huy tiền phương đặt tại Mông Tự, có 3 hướng tiến công chính. Hướng thứ nhất do các quân đoàn 13A và 11A dẫn đầu đánh từ vào thị xã Lào Cai. Hướng thứ hai từ Văn Sơn đánh vào Hà Giang. Hướng thứ 3 do sư đoàn 42D của quân đoàn 14A dẫn đầu đánh từ Kim Bình vào Lai Châu. [48] Tổng cộng quân Trung Quốc xâm nhập Việt Nam trên 26 điểm, các khu vực dân cư Việt Nam chịu thiệt hại nặng nhất từ đợt tấn công đầu tiên này là Lào Cai, Mường Khương, Cao Bằng, Lạng Sơn và Móng Cái.[19]
Không quân và hải quân không được sử dụng trong toàn bộ cuộc chiến. Tất cả các hướng tấn công đều có xe tăng, pháo binh hỗ trợ. Quân Trung Quốc vừa chiếm ưu thế về lực lượng, vừa chủ động về thời gian tiến công, lại còn có "lực lượng thứ năm" gồm những người Việt gốc Hoa cài cắm từ lâu trên đất Việt Nam. Từ đêm 16 tháng 2, các tổ thám báo Trung Quốc đã mang theo bộc phá luồn sâu vào nội địa Việt Nam móc nối với "lực lượng thứ năm" này lập thành các toán vũ trang phục sẵn các ngã ba đường, bờ suối, các cây cầu để ngăn chặn quân tiếp viện của Việt Nam từ phía sau lên. Trước giờ nổ súng, các lực lượng này cũng bí mật cắt các đường dây điện thoại để cô lập chỉ huy sư đoàn với các chốt, trận địa pháo.[49]
Tiến nhanh lúc khởi đầu, nhưng quân Trung Quốc nhanh chóng phải giảm tốc độ do gặp nhiều trở ngại về địa hình và hệ thống hậu cần lạc hậu phải dùng lừa, ngựa và người thồ hàng.[48] Hệ thống phòng thủ của Việt Nam dọc theo biên giới rất mạnh, với các hầm hào hang động tại các điểm cao dọc biên giới do lực lượng quân sự có trang bị và huấn luyện tốt trấn giữ. Kết quả là Trung Quốc phải chịu thương vong lớn.[50] Trong ngày đầu của cuộc chiến, chiến thuật dùng biển lửa và biển người của Trung Quốc đã có kết quả tốt, họ tiến được vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam hơn 10 dặm và chiếm được một số thị trấn. Chiến sự ác liệt nhất diễn ra tại các vùng Bát Xát, Mường Khương ở Tây Bắc và Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị, Thông Nông ở Đông Bắc. Quân Trung Quốc cũng đã vượt sông Hồng và đánh mạnh về phía Lào Cai. [50]
Trong hai ngày 18 và 19 tháng 2, chiến sự lan rộng hơn. Việt Nam kháng cự rất mạnh và với tinh thần chiến đấu cao. Quân Trung Quốc hầu như không thể sử dụng lực lượng ở mức sư đoàn mà phải dùng đội hình nhỏ và thay đổi chiến thuật. Họ tiến chậm chạp, giành giật từng đường hầm, từng điểm cao, và cuối cùng cũng chiếm được Mường Khương, Trùng Khánh, và Đồng Đăng. Tại Móng Cái, hai bên giành giật dai dẳng. Cả hai bên đều phải chịu thương vong cao,[51] có ít nhất 4.000 lính Trung Quốc chết trong hai ngày đầu này.[52] Sau hai ngày chiến tranh, quân Trung Quốc đã chiếm được 11 làng mạc và thị trấn, đồng thời bao vây Đồng Đăng, thị trấn có vị trí then chốt trên đường biên giới Trung-Việt.[19]
Trận chiến tại Đồng Đăng bắt đầu ngay từ ngày 17 và là trận ác liệt nhất.[51] Đây là trận địa phòng thủ của Trung đoàn 12 Tây Sơn, Sư đoàn 3 Sao Vàng, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tấn công vào Đồng Đăng là 2 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn xe tăng, và chi viện của 6 trung đoàn pháo binh Trung Quốc.[49] Cụm điểm tựa Thâm Mô, Pháo Đài, 339 tạo thế chân kiềng bảo vệ phía Tây Nam thị xã Đồng Đăng, do lực lượng của 2 tiểu đoàn 4, 6, Trung đoàn 12 trấn giữ, bị Trung Quốc bao vây và tấn công dồn dập ngay từ đầu với lực lượng cấp sư đoàn. Lực lượng phòng thủ không được chi viện nhưng đã chiến đấu đến những người cuối cùng, trụ được cho đến ngày 22. Ngày cuối cùng tại Pháo Đài, nơi có hệ thống phòng thủ kiên cố nhất, không gọi được đối phương đầu hàng, quân Trung Quốc chở bộc phá tới đánh sập cửa chính, dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, bắn đạn hóa chất độc vào các lỗ thông hơi làm thiệt mạng cả thương binh cũng như dân quanh vùng đến đây lánh nạn.[53]
Ngày 19 tháng 2, Đặng Tiểu Bình trong cuộc gặp với giới ngoại giao Argentina tuyên bố đây là cuộc chiến tranh hạn chế và Trung Quốc sẽ rút quân ngay sau khi đạt được mục tiêu giới hạn,[54] Cùng ngày, nhóm cố vấn quân sự cao cấp của Liên Xô tới Hà Nội để gặp các tướng lĩnh chỉ huy của Việt Nam. Moskva yêu cầu Trung Quốc rút quân. Liên Xô cũng viện trợ gấp vũ khí cho Việt Nam qua cảng Hải Phòng, đồng thời dùng máy bay vận tải chuyển một số sư đoàn chủ lực của Việt Nam từ Campuchia về.
Mặt trận Lào Cai
Đến 21 tháng 2, Trung Quốc tăng cường thêm 2 sư đoàn và tiếp tục tấn công mạnh hơn nữa. Ngày 22, các thị xã Lào Cai và Cao Bằng bị chiếm. Quân Trung Quốc chiếm thêm một số vùng tại Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, và Quảng Ninh. Chiến sự lan rộng tới các khu đô thị ven biển ở Móng Cái. Về phía Việt Nam, cùng lúc với việc triển khai phòng ngự quyết liệt, khoảng từ 3 đến 5 sư đoàn (gồm 30.000 quân) cũng được giữ lại để thành lập một tuyến phòng ngự cánh cung từ Yên Bái tới Quảng Yên với nhiệm vụ bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng.[19]
Ngày 23 tháng 2, Đặng Tiểu Bình nhắc lại tuyên bố về "cuộc chiến tranh hạn chế" và nói sẽ rút quân trong vòng 10 ngày hoặc hơn. Đây được xem là thông điệp nhằm ngăn Liên Xô can thiệp quân sự, đáp lại kêu gọi rút quân của Mỹ, xoa dịu các nước đang lo ngại về một cuộc chiến lớn hơn, và gây khó hiểu cho Việt Nam[54] Trong khi đó, một tuần dương hạm Sverdlov và một khu trục hạm Krivak của Liên Xô đã rời cảng từ ngày 21 tiến về phía vùng biển Việt Nam. Liên Xô cũng đã bắt đầu dùng máy bay giúp Việt Nam chở quân và vũ khí ra Bắc. Hai chuyến bay đặc biệt của Liên Xô và Bulgaria chở vũ khí khí tài bay tới Hà Nội. Một phái đoàn quân sự của Liên Xô cùng từ Moskva bay tới Hà Nội.[54]
Ngày 26 tháng 2, thêm nhiều quân Trung Quốc tập kết quanh khu vực Lạng Sơn chuẩn bị cho trận chiến đánh chiếm thị xã này.[51]
Ngày 25 tháng 2, tại Mai Sao, Quân đoàn 14 thuộc Quân khu 1, Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng Bộ chỉ huy thống nhất Lạng Sơn được thành lập, lực lượng bao gồm các sư đoàn 3, 327, 338, 337 (đang từ quân khu 4 ra) và sau này có thêm sư đoàn 347 cùng các đơn vị trực thuộc khác.[55]
Trong giai đoạn đầu đến ngày 28 tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để. Tuy nhiên, do vấp phải sự phòng ngự có hiệu quả của Việt Nam cũng như có chiến thuật lạc hậu so với phía Việt Nam nên quân Trung Quốc tiến rất chậm và bị thiệt hại nặng.[52] Quân Việt Nam còn phản kích đánh cả vào hai thị trấn biên giới Ninh Minh (Quảng Tây) và Malipo (Vân Nam) của Trung Quốc, nhưng chỉ có ý nghĩa quấy rối.[56]
[sửa] Giai đoạn 2
Giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 27 tháng 2. Chiến sự tập trung tại Lạng Sơn tuy giao tranh tại Lào Cai, Cao Bằng, và Móng Cái vẫn tiếp diễn. Trận đánh chiếm thị xã Lạng Sơn bắt đầu lúc 6 giờ sáng cùng ngày. Trung Quốc điều tới đây thêm 2 sư đoàn từ Đồng Đăng và Lộc Bình (phía Đông Nam Lạng Sơn), tiếp tục đưa thêm quân mới từ Trung Quốc thâm nhập Việt Nam để tăng viện.[56] Tại Lạng Sơn, các Sư đoàn 3, 337, của Việt Nam đã tổ chức phòng thủ chu đáo và phản ứng mãnh liệt trước các đợt tấn công lớn của quân Trung Quốc. Từ ngày 2 tháng 3, Sư đoàn 337 trụ tại khu vực cầu Khánh Khê. Sư đoàn 3 chống trả 3 sư đoàn bộ binh 160, 161, 129, cùng nhiều tăng, pháo, tiến công trên một chiều dài 20 km từ xã Hồng Phong huyện Văn Lãng đến xã Cao Lâu huyện Cao Lộc. Suốt ngày 27, ở hướng Cao Lộc, sư đoàn 129 Trung Quốc không phá nổi trận địa phòng thủ của trung đoàn 141; ở hướng đường 1B, sư đoàn 161 bị trung đoàn 12 ghìm chân; ở hướng đường 1A, trung đoàn 2 vừa chặn đánh sư đoàn 160 từ phía Bắc vừa chống lại cánh quân vu hồi của sư đoàn 161 từ hướng Tây Bắc thọc sang. Nhưng 14 giờ ngày hôm đó, 1 tiểu đoàn Trung Quốc bí mật luồn qua phía sau bất ngờ đánh chiếm điểm cao 800, nơi đặt đài quan sát pháo binh của sư đoàn 3 Sao Vàng. Mất điểm cao 800, thế trận phòng ngự của Việt Nam ở phía tây đường 1A từ Cốc Chủ đến điểm cao 417 bị chọc thủng. [55] Chiếm được điểm cao 800 và Tam Lung, nhưng trong suốt các ngày từ 28 tháng 2 đến 2 tháng 3, quân Trung Quốc vẫn không vượt qua được đoạn đường 4 km để vào thị xã Lạng Sơn, tuy đã dùng cho hướng tiến công này gần 5 sư đoàn bộ binh.[55] Sau nhiều trận đánh đẫm máu giành giật các điểm cao quanh Lạng Sơn, mà có trận quân phòng thủ Việt Nam đánh đến viên đạn cuối cùng, quân Trung Quốc bắt đầu bao vây thị xã Lạng Sơn ngày 2 tháng 3[56] sử dụng thêm sư đoàn 162 dự bị chiến dịch của quân đoàn 54 và dùng 6 sư đoàn tấn công đồng loạt trên nhiều hướng[55]. Chiều ngày 4, một cánh quân Trung Quốc đã vượt sông Kỳ Cùng, chiếm điểm cao 340 và vào tới thị xã Lạng Sơn, một cánh quân khác của sư đoàn 128 Trung Quốc cũng chiếm sân bay Mai Pha, điểm cao 391 ở phía tây nam thị xã.
Đến đây, phía Việt Nam đã điều các sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh, không quân hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng. Quân đoàn 14 với các sư đoàn 337, 327, 338 hầu như còn nguyên vẹn đang bố trí quân quanh thị xã Lạng Sơn. Quân đoàn 2, chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã tập kết sau lưng Quân đoàn 14.[55]
[sửa] Rút quân
Những tù binh Trung Quốc bị canh giữ bởi nữ dân quân Việt Nam.
Một tù binh Trung Quốc bị trói giật cánh khuỷu.
Ngày 5 tháng 3 năm 1979, Bắc Kinh tuyên bố đã "hoàn thành mục tiêu chiến tranh", "chiến thắng" và bắt đầu rút quân. Cũng ngày 5 tháng 3 năm 1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc.[57] Ngày 7 tháng 3, Việt Nam tuyên bố rằng để thể hiện "thiện chí hòa bình", Việt Nam sẽ cho phép Trung Quốc rút quân. [58]
Mặc dù Trung Quốc tuyên bố rút quân, chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi. Dân thường Việt Nam vẫn tiếp tục bị giết, chẳng hạn như vụ thảm sát ngày 9 tháng 3 tại thôn Đổng Chúc, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, khi quân Trung Quốc đã dùng búa và dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ và 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc rồi vứt hai bên bờ suối. [59] Trong thời gian chuẩn bị rút quân, Trung Quốc còn phá hủy một cách có hệ thống toàn bộ các công trình xây dựng, từ nhà dân hay cột điện, tại các thị xã thị trấn Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn,... [59]
Sư đoàn 337 của Việt Nam, lên tham chiến từ ngày 2 tháng 3 tại khu vực cầu Khánh Khê ở Lạng Sơn để chi viện cho các đơn vị đang chặn đánh quân Trung Quốc. Sư đoàn này đến nơi quá muộn để thay đổi cục diện trận đánh tại Lạng Sơn, nhưng đã cùng sư đoàn 338 tổ chức phản kích đánh vào quân Trung Quốc rút lui qua ngả Chi Mã. [60]
Ngày 18 tháng 3 năm 1979, Trung Quốc hoàn tất việc rút quân khỏi Việt Nam.
[sửa] Chiến dịch dân vận của Trung Quốc
Theo truyền thống, Trung Quốc đề cao việc tuyên truyền chính trị cho binh sỹ và dân chúng của mình về chính nghĩa của họ trong việc cần thiết tiến hành cuộc chiến trừng phạt Việt Nam. Ngay từ trước khi quân Trung Quốc vượt biên giới đánh vào Việt Nam, cả hai bên đã lớn tiếng cáo buộc nhau có các hành vi gây hấn trên tuyến biên giới. Theo phía Trung Quốc, quân Việt Nam đã tiến hành hơn 1100 vụ xâm nhập trên biên giới. Đối lại, Việt Nam cho biết việc quân Trung Quốc tiến hành khiêu khích diễn ra hàng ngày[19]. Cùng với việc quan hệ chính trị trở nên căng thẳng, số vụ xung đột vũ trang tại biên giới cũng tăng lên, từ khoảng 100 vụ năm 1974 lên tới hơn 900 vụ năm 1976[61]. Việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974 cũng như việc Việt Nam đưa quân tiếp quản Trường Sa cũng góp phần khiến nguyên nhân bất đồng giữa hai phía trở nên sâu sắc. [61]
Trung Quốc tuyên truyền trong nhân dân rằng đây là cuộc chiến phản công chống Việt Nam để bảo vệ lãnh thổ quốc gia; tuyên truyền với quân đội rằng chiến dịch quân sự này được tiến hành để trừng phạt nhà cầm quyền Việt Nam, cụ thể là "bè lũ Lê Duẩn", và rằng quân đội cần giành được sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam[62]. Chiến dịch vận động quần chúng của Trung Quốc tỏ ra có kết quả với dân chúng và cán bộ Trung Quốc tại vùng biên, khiến họ có thể huy động hàng chục vạn dân công tham gia các hoạt động bảo đảm an ninh và tiếp tế cho quân đội.
Đối với dân thường Việt Nam, Trung Quốc bỏ ra nhiều công sức tuyên truyền lôi kéo người dân vùng biên, đặc biệt là với các dân tộc thiểu số sống vắt qua biên giới hai nước như Tày, Nùng (ở Trung Quốc gọi là dân tộc Choang), Dao, Hmong và các nhóm người thiểu số gốc Hoa. Kết quả là trong ngày đầu của cuộc chiến, có nơi, quân Trung Quốc đã được dẫn vòng qua đồn biên phòng tiến sâu vào đất Việt Nam mà không bị phát hiện. Phục vụ công tác dân vận tại các khu vực chiến sự, Trung Quốc còn thành lập các đơn vị đặc biệt mà nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức cũng như kiểm tra hoạt động của các đội vận động quần chúng trong tất cả các đơn vị quân. Theo đó, quân Trung Quốc tiến sang Việt Nam phải giảm tối thiểu những hành động gây xáo trộn, phiền hà đến dân chúng, tôn trọng phong tục tập quán, tài sản, cung cấp gạo, muối, dầu thắp, thuốc chữa bệnh... cho dân cư bản địa. Chính sách này được một số đơn vị Trung Quốc ở vùng Lào Cai thực hiện. [63]
Tuy nhiên, quân Trung Quốc đã thực hiện nhiều hành động như giết chóc, đốt phá, ngay cả sau khi đã tuyên bố rút quân. Hầu hết các thị xã thị trấn mà Trung Quốc chiếm được đều bị phá hủy một cách có hệ thống.[64] Tại thị xã Cao Bằng, quân Trung Quốc dùng thuốc nổ phá sập bất cứ công trình gì từ công sở đến bưu điện, từ bệnh viện đến trường học, từ chợ đến cầu.[64]. Tại Đồng Đăng, quân Trung Quốc lấy đi tất cả những gì có thể mang theo, từ xe đạp cho đến thanh ray tàu hỏa, những gì không mang được đều bị đập phá. Tại thị xã Cam Đường trên bờ sông Hồng, cách biên giới khoảng 10km, ngoài việc phá hủy thị xã, quân Trung Quốc còn cho đốt cả mỏ apatit. [65]
O'Dowd tổng kết là chính sách dân vận của quân Trung Quốc tỏ ra không thành công đối với người dân Việt Nam. Ông lí giải rằng "người Việt Nam rất yêu nước, thấm nhuần tư tưởng chính trị, giỏi chịu đựng, không dễ bị lung lạc,...". [66]. Ngoài ra, những hành động tàn phá, giết chóc dân thường, cũng như ngược đãi tù binh của quân Trung Quốc đã gây hại cho nỗ lực dân vận của họ. [66] Những hoạt động này một phần là do binh lính Trung Quốc sang Việt Nam bị sốc vì sự khốc liệt, sức kháng cự của quân Việt Nam cũng như của dân bản địa, [67] một phần nằm trong các phá hoại có kế hoạch và tổ chức, ví dụ như tại thị xã Lạng Sơn [68]. Hoạt động lôi kéo người thiểu số tại biên giới của Trung Quốc cũng không đạt được kết quả mong đợi. Khi quân Trung Quốc từ quân khu Vân Nam rút về nước, tất cả những điệp viên và quân du kích người thiểu số mà họ gây dựng được khi chiếm đóng các khu vực biên giới trong thời gian chiến dịch đều bị lực lượng an ninh Việt Nam bắt giữ và xử tử. [69]
Chiến tranh tâm lý của Trung Quốc với các lực lượng phòng thủ của Việt Nam cũng thất bại. Trong suốt cuộc chiến, hiếm có đơn vị nào của Việt Nam không đánh trả quyết liệt quân Trung Quốc. Quân Trung Quốc cuối cùng cũng hiểu rằng ngoài việc sử dụng sức mạnh quân sự, họ không có hy vọng giành thắng lợi trong chiến tranh tuyên truyền chính trị. [70]
[sửa] Phản ứng quốc tế
Đặng Tiểu Bình và Tổng thống Mỹ Jimmy Carter trong một buổi lễ ngày 31 tháng 1 năm 1979.
Ngay khi cuộc chiến nổ ra, Hoa Kỳ tuyên bố giữ vị trí trung lập và kêu gọi "sự rút quân lập tức của Việt Nam khỏi Campuchia và Trung Quốc khỏi Việt Nam"[50], nói rằng "việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam là sự tiếp nối của việc Việt Nam xâm lược Campuchia".[51] Nhưng theo đánh giá của Nayan Chanda, Hoa Kỳ đã là quốc gia phương Tây duy nhất gần như ủng hộ cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc; trái với lời lên án việc Việt Nam tiến đánh Khmer Đỏ là "một mối đe dọa cho hòa bình và ổn định trong khu vực", tuyên bố của Mỹ về cuộc tấn công của Trung Quốc có hàm ý bào chữa rằng "việc Trung Quốc thâm nhập biên giới Việt Nam là kết quả của việc Việt Nam xâm lược Campuchia".[71] Ngoài Hoa Kỳ thì đa số các quốc gia phương Tây phản đối mạnh mẽ hành động quân sự của phía Trung Quốc, sự cô lập này đã ảnh hưởng khá lớn tới chính sách ngoại giao bước đầu mở cửa của Bắc Kinh khi đó.[29]
Ngày 18 tháng 2, Liên Xô viện dẫn hiệp định ký với Việt Nam, thúc giục Trung Quốc "ngừng trước khi quá muộn" và đòi Trung Quốc rút quân lập tức và toàn bộ. Trong thời gian xảy ra cuộc chiến, Liên Xô đã lên án cuộc tấn công của Trung Quốc là "hành động man rợ bất chấp đạo lý của kẻ cướp", đòi Trung Quốc lập tức chấm dứt "cuộc chiến tranh xâm lược", và cảnh báo Trung Quốc về lòng trung thành của Liên Xô đối với hiệp ước quân sự Xô-Việt. Ngoài ra, Liên Xô không có hành động can thiệp quân sự mà chỉ hỗ trợ vận chuyển bằng hàng không và triển khai hải quân ngoài bờ biển Việt Nam[58] nhằm tránh đổ vỡ quan hệ vốn đã căng thẳng với Trung Quốc[29]. Liên Xô cũng cảnh báo Trung Quốc về việc đặt các lực lượng vũ trang Xô Viết ở Siberi vào tình trạng báo động đồng thời cung cấp cho Việt Nam các thông tin quân sự thu được từ vệ tinh do thám. Bản thân chính quyền Hà Nội, vốn giữ chiến thuật phòng thủ trong cuộc chiến, cũng từ chối sự tham gia của các phi công Liên Xô vào các trận đánh.[72] Do không tham gia về quân sự, ngày 10 tháng 3, Liên Xô hứa sẽ tăng viện trợ quân sự cho Việt Nam.[58]
Đêm hôm Trung Quốc tuyên bố rút quân, Cuba cảnh báo Trung Quốc là nước này sẽ hỗ trợ Việt Nam, kể cả việc đưa quân đến nếu cần.[58] Sau khi biết tin Trung Quốc rút quân, nhật báo Pravda của Liên Xô cũng đưa ra bình luận rằng "Liên Xô hiểu được dã tâm của Bắc Kinh vì vậy đã không đáp lại những khiêu khích quân sự của Trung Quốc với mục đích duy nhất là làm leo thang căng thẳng giữa Liên Xô và Hoa Kỳ".[29]
Tại Liên Hợp Quốc, tranh cãi kịch liệt xảy ra xung quanh vấn đề an ninh ở Đông Nam Á. Hai sự kiện Việt Nam đánh vào Campuchia lật đổ chế độ Khmer Đỏ và Trung Quốc đánh vào Việt Nam cùng được đưa ra bàn luận. Hội đồng Bảo An bị chia rẽ sâu sắc sau các cuộc họp vào các ngày cuối tháng 2.[73] Các nước ASEAN muốn tất cả các lực lượng quân sự nước ngoài rút quân về nước. Mỹ ủng hộ lập trường này. Liên Xô tuyên bố không ủng hộ bất cứ nghị quyết nào không lên án Trung Quốc và đòi Trung Quốc rút quân. Ngày 23 tháng 2, Liên Xô cùng Tiệp Khắc đưa dự thảo nghị quyết trong đó lên án Trung Quốc xâm lược, đòi Trung Quốc rút quân và bồi thường chiến tranh cho Việt Nam, và kêu gọi cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Còn Trung Quốc thì chỉ trích Liên Xô "khuyến khích Việt Nam tấn công Trung Quốc và xâm lược Campuchia". Ngày 24 tháng 2, Trung Quốc đưa dự thảo nghị quyết đòi Việt Nam "lập tức rút quân hoàn toàn khỏi Campuchia". Cuối cùng, Liên Hợp Quốc không đi đến được một nghị quyết nào.[73]
[sửa] Kết quả cuộc chiến
Tuy Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến nhưng cả hai bên đều phải chịu thiệt hại nặng nề về người và của.[52] Cuộc chiến để lại đặc biệt nhiều tác hại lớn cho phía Việt Nam. Ngoài các thương vong về con người, tổn thất cụ thể về cơ sở vật chất hạ tầng ở 6 tỉnh biên giới bị phá hủy do trận chiến, Việt Nam còn phải gánh chịu nhiều khó khăn, thiệt hại do thái độ và chính sách thù địch, vây hãm mà Trung Quốc và đồng minh của Trung Quốc gây ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao,...
[sửa] Thương vong và thiệt hại
Theo tướng Ngũ Tu Quyền (伍修权), phó tổng tư lệnh Quân giải phóng Trung Quốc, số quân Việt Nam bị chết và bị thương là 50.000, trong khi con số tương ứng của Trung Quốc là 20.000.[74] Theo nhà sử học Gilles Férier thì có khoảng 25.000 lính Trung Quốc thiệt mạng và gần 500 xe bọc thép hoặc pháo bị phá hủy, con số này phía Việt Nam cũng là gần tương tự nhưng thấp hơn một chút. [75] [76] Russell D. Howard cho rằng quân Trung Quốc thương vong 60.000 người, trong đó số chết là 26.000,[77] một số nguồn khác cũng đồng ý với con số thương vong ít nhất khoảng 50.000 của phía Trung Quốc. [29] [78] Nguồn của King Chen nói rằng riêng tại các bệnh viện lớn ở Quảng Tây đã có ít nhất 30.000 thương binh Trung Quốc. [74] Tháng 4 năm 1979, Tạp chí Quân đội Nhân dân của Việt Nam ước lượng tổng thương vong của quân Trung Quốc là 62.500 người [79]. Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương, theo tạp chí Time thì có khoảng dưới 10.000 lính Việt Nam thiệt mạng (con số này phía Trung Quốc là trên 20.000). [52] Phía Trung Quốc bắt được khoảng 1.600 tù binh trong tổng số hơn 50 ngàn quân Việt Nam tham chiến tại mặt trận Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn. [80]
Theo tuyên bố của Việt Nam, kết quả chiến đấu của họ như sau:
-
Bài chi tiết: Xung đột biên giới Việt Nam-Trung Quốc 1979-1990 và Vấn đề lãnh thổ biên giới Việt Nam-Trung Quốc
-
Khải hoàn giữa đêm khuya [凯旋在子夜 Khải hoàn tại tý dạ] (Kịch truyền hình)
-
Vòng hoa dưới núi cao [高山下的花环 Cao sơn hạ để hoa hoàn] (Phim truyện).
-
Đội biệt kích Hắc Báo [黑豹突击队 Hắc Báo đột kích đội] (Kịch truyền hình)
-
Phong thái nhuốm máu [血染的风采 Huyết nhiễm để phong thái] (Ca khúc). Với nội dung ban đầu là tưởng niệm các binh sĩ Trung Quốc chết trong cuộc chiến, Phong thái nhuốm máu sau này lại được dùng rộng rãi để tưởng niệm những người đã chết trong Sự kiện Thiên An Môn.[110]
-
Trăng rằm [十五的月亮 Thập ngũ để nguyệt lượng] (ca khúc)
-
Xe thiết giáp 008 [铁甲008 Thiết giáp linh bát bát] (Phim truyện)
-
Tân binh Mã Cường [新兵马强 Tân binh Mã Cường] (Phim truyện)
-
Nhành hoa đẹp [花枝俏 Hoa chi tiếu]] (Phim truyện)
-
Hàng động chớp nhoáng [闪电行动 Thiểm điện hành động] (Phim truyện)
-
Trận chiến ở núi Trường Bài [长排山之战 Trường Bái sơn để chiến] (Phim truyện)
-
Cây tương tư ở bãi mìn [雷场相思树 Lôi trường tương tư thụ] (Phim truyện)
-
Tiểu thuyết Ma chiến hữu (1992) của Mạc Ngôn. Tác phẩm có "cách nhìn khác về chủ nghĩa anh hùng" và nói đến "những điều ngớ ngẩn và phi lý" của cuộc chiến.[111]
Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp.[81] Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống. Để nhận được tăng cường viện trợ từ phía Liên Xô, từ 27 tháng 3 năm 1979, Việt Nam quyết định cho tàu quân sự Liên Xô đóng ở cảng Cam Ranh. [82] Về phía Bắc Kinh, cuộc chiến ngắn ngày đã tiêu tốn của nước này khoảng 1,3 tỷ USD và làm ảnh hưởng lớn tới quá trình cải tổ kinh tế.[83]
Về lâu dài, nó mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia, buộc Việt Nam phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, gây hậu quả xấu đến nền kinh tế. Sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này.
[sửa] Đánh giá
Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng.
Phía Trung Quốc: Đặng Tiểu Bình khẳng định mặc dù có nhiều thất bại về quân sự nhưng Trung Quốc "đã đạt được chiến thắng về chính trị và chiến thắng chung cuộc". Ông còn khẳng định quân Trung Quốc "đã có thể tiến thẳng tới Hà Nội nếu muốn". Quan điểm ít phổ biến hơn là của Trần Vân (Phó Thủ tướng, một trong 5 nhân vật quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai và Chu Đức) rằng việc chiếm được Hà Nội không phục vụ được mục đích gì, cuộc chiến sẽ có chi phí nặng nề quá sức chịu đựng nếu kéo dài thêm 6 tháng nữa, và vì lý do tài chính không nên lặp lại một cuộc chiến không phân thắng bại như vậy. [74]
Theo đánh giá của tác giả King C. Chen[74], quân Trung Quốc có lẽ đã đạt được 50-55% các mục tiêu có giới hạn của mình.[84] Bên cạnh thành công trong việc bám theo được khá sát các kế hoạch tiến quân và rút quân[84], quân Trung Quốc đã không đạt được kết quả như các mục tiêu đã công bố: họ đã không tiêu diệt được sư đoàn nào của Việt Nam; không chấm dứt được xung đột có vũ trang tại vùng biên giới; không buộc được Việt Nam rút quân khỏi Campuchia[85]; không gây được ảnh hưởng lên chính phủ Việt Nam trong vấn đề Hoa kiều[86]. Điểm yếu của quân Trung Quốc là vũ khí và phương tiện lạc hậu. Ngoài ra, họ đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Việt Nam.[87] Sự thiếu kinh nghiệm chiến đấu và tinh thần kém cũng nằm trong các điểm yếu của quân Trung Quốc. [85]
Về quân sự, tác giả Edward C. O'Dowd[88] đánh giá rằng quân Trung Quốc đã thể hiện trình độ chiến đấu kém trong cuộc chiến. Tại Lạng Sơn, 2 quân đoàn Trung Quốc đã bị một trung đoàn Việt Nam cầm chân trong 1 tuần, một quân đoàn khác cần 10 ngày để lấy Lào Cai và Cam Đường - hai đô thị cách biên giới không đến 15 km. Trung Quốc chiếm Cao Bằng vất vả đến mức cần ít nhất 2 quân đoàn để tiếp tục tấn công một thị xã mà Trung Quốc tuyên bố đã chiếm được. Tại Quảng Ninh, một trung đội Việt Nam đã cầm chân 5 tiếng đồng hồ một trung đoàn Trung Quốc đang trên đường chiếm núi Cao Ba Lanh giáp biên giới, gây thương vong cho 360 trong quân số 2800 của trung đoàn này. Những tổn thất nhân mạng như vậy lặp lại trên toàn mặt trận và đem lại ít hiệu quả. Quân Trung Quốc đã không sử dụng được số quân đông một cách hiệu quả bằng các chiến thuật thích hợp và do đó không thể đạt được tốc độ hành binh như mong muốn của chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" (速战速决 tốc chiến tốc quyết). Đây là hậu quả của sự lạc hậu về chiến thuật tác chiến của quân đội Trung Quốc vốn gần như không được cải thiện kể từ sau chiến thuật biển người ở chiến tranh Triều Tiên những năm 1950. Thất bại về mặt chiến thuật đã buộc Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân đội nước này. [89]
Trên phương diện quan hệ quốc tế, cuộc chiến Việt-Trung cho thấy rằng Trung Quốc, với sự ủng hộ từ phía Hoa Kỳ, sẵn sàng can thiệp quân sự vào Việt Nam - một quốc gia cộng sản từng là đồng minh trong nhiều năm, kết quả chiến tranh cũng cho thấy Việt Nam đủ sức chống lại sự can thiệp quân sự đó mà không phải điều động quân chủ lực từ biên giới Tây Nam và miền Nam Việt Nam. Những sự kiện từ cuộc chiến cho thấy mối quan hệ ngoại giao phức tạp Liên Xô - Trung Quốc - Việt Nam với kết quả là Trung Quốc không thể tung toàn bộ lực lượng vào cuộc chiến nhằm "dạy cho Việt Nam một bài học" vì chịu sức ép từ phía Liên Xô, đồng thời Liên Xô cũng không sẵn sàng tung quân đội vào tham chiến bảo vệ đồng minh mà chỉ tập trung viện trợ kinh tế, quân sự. Điều này đã khiến cho rất nhiều người Việt Nam sau đó nghi ngờ về đồng minh Liên Xô cũng như đối với Liên Xô thật sự là một sự thất bại về uy tín [90]. Kết quả cuộc chiến cũng cho thấy Trung Quốc bất lực trong việc hỗ trợ đồng minh Khmer Đỏ trong cuộc chiến với Việt Nam và thất bại trong việc điều chỉnh quan hệ ngoại giao để tăng cường ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á. [29] [78]
Nhiều quan điểm khác cho rằng Trung Quốc đã thất bại về quân sự nhưng lại đạt được một số thành công về chiến lược, trong đó có việc chứng tỏ cho các nước Đông Nam Á rằng họ sẵn sàng dùng vũ lực nếu vị thế và uy lực của mình bị thách thức. [32]
[sửa] Hậu chiến
Khi quân Trung Quốc rút khỏi Việt Nam tháng 3 năm 1979, Trung Quốc tuyên bố họ không tham vọng dù "chỉ một tấc đất lãnh thổ Việt Nam" [91]. Trên thực tế, quân Trung Quốc chiếm đóng khoảng 60km2 lãnh thổ[92] có tranh chấp mà Việt Nam kiểm soát trước khi chiến sự nổ ra. Tại một số nơi như khu vực quanh Hữu Nghị Quan gần Lạng Sơn, quân Trung Quốc chiếm đóng các lãnh thổ không có giá trị quân sự nhưng có giá trị biểu tượng quan trọng. Tại các nơi khác, quân Trung Quốc chiếm giữ các vị trí chiến lược quân sự làm bàn đạp để từ đó có thể tiến đánh Việt Nam[93].
Việc Trung Quốc chiếm đóng các lãnh thổ biên giới làm cho Việt Nam căm giận, và giữa hai phía nổ ra một loạt trận giao tranh nhằm giành quyền kiểm soát các khu vực đó. Xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp diễn cho đến năm 1988, lên cao vào các năm 1984-1985.[94] Trong tháng 5-6 năm 1981, quân Trung Quốc mở cuộc tấn công vào đồi 400 (mà Trung Quốc gọi là Pháp Tạp Sơn - 法卡山) ở huyện Cao Lộc, Lạng Sơn,[95] xa hơn về phía tây, quân Trung Quốc cũng vượt biên giới đánh vào các vị trí quanh đồi 1688 ở tỉnh Hà Tuyên. Giao tranh diễn ra hết sức đẫm máu với hàng trăm người thuộc cả hai bên thiệt mạng.[96] Tới năm 1984, quân Trung Quốc lại dùng nhiều tiểu đoàn mở các đợt tấn công lớn vào Lạng Sơn. Đặc biệt tại Hà Tuyên, trong tháng 4-tháng 7 năm 1984, quân Trung Quốc đánh vào dải đồi thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn. Quân Trung Quốc chiếm một số ngọn đồi thuộc dải đồi này, giao tranh kéo dài dằng dai, nhưng không có nơi nào quân Trung Quốc tiến sâu được hơn vào lãnh thổ Việt Nam quá 5km, dù quân đông hơn nhiều[97].
Cuộc chiến năm 1979 cho Trung Quốc thấy sự lạc hậu của vũ khí cũng như chiến thuật mà quân đội nước này sử dụng, do đó, sau cuộc chiến là bắt đầu của một cuộc cải cách và hiện đại hóa mạnh đối với Quân giải phóng Trung Quốc, ngày nay công cuộc hiện đại hóa này vẫn tiếp tục.[98] Ảnh hưởng trực tiếp có thể thấy là ngân sách dành cho quốc phòng của Trung Quốc tăng từ 15% năm 1978 lên 18% năm 1979[99].
Quan hệ xấu với Trung Quốc đã làm Việt Nam đã phải trả một cái giá rất đắt.[32] Việc Trung Quốc duy trì áp lực quân sự tại vùng biên giới trong suốt mười năm sau đó buộc Việt Nam cũng phải duy trì lực lượng phòng thủ lớn ở biên giới và miền Bắc[32]. Cùng với việc bị sa lầy với chiến sự dai dẳng ở Campuchia mà Trung Quốc muốn kéo dài[100], Việt Nam bị cô lập trong mười năm đó trên trường quốc tế.[32] Nền kinh tế yếu kém và bị Mỹ cấm vận phải căng ra duy trì một lực lượng quân đội lớn, và phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của Liên Xô. Sau năm 1979, tình hình kinh tế miền Bắc Việt Nam tệ hại đi rất nhiều so với thời kỳ trước đó.[32] Trong khi đó, Trung Quốc phát triển mạnh từ năm 1978 do công cuộc cải tổ kinh tế của Đặng Tiểu Bình. 7 năm sau chiến tranh biên giới, Việt Nam mới bắt đầu thời kì Đổi Mới, khi đó đã chậm hơn Trung Quốc 8 năm.
Sau khi Liên Xô tan rã và Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, đến năm 1992 quan hệ giữa hai nước mới được bình thường hóa chính thức.
Từ khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước được cải thiện, cuộc chiến hầu như không còn được nhắc đến trong các phương tiện truyền thông đại chúng, không được nói đến trong sách giáo khoa lịch sử ở Trung Quốc[31] và một cách hạn chế tại SGK của Việt Nam. Tại Trung Quốc, các phương tiện truyền thông gần như lãng quên nó, các tuyển tập bài hát không còn in các ca khúc nói về cuộc chiến, sách nghiên cứu viết về cuộc chiến bị từ chối xuất bản, đa số cựu chiến binh từng tham gia cuộc chiến không muốn nhắc đến nó.[31] Ở Việt Nam, một số ca khúc có nội dung về cuộc chiến, ví dụ "Chiến đấu vì độc lập tự do" của Phạm Tuyên, không còn được lưu hành trên các phương tiện truyền thông chính thống, đó là theo một thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc nhằm bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước.[101] Chính phủ Việt Nam để ý chặt chẽ các nội dung báo chí liên quan đến quan hệ Việt - Trung[102], và báo chí hầu như không nhắc đến cuộc chiến. Theo giải thích của ông Dương Danh Dy, cựu Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, thì Việt Nam "không nói lại chuyện cũ là vì nghĩa lớn, chứ không phải vì chúng ta không có lý, không phải vì người Việt Nam sợ hãi hay chóng quên"[26]. Khi được hỏi về cuộc chiến từ 30 năm trước, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng từ nhiều năm trước lãnh đạo hai nước đã "thỏa thuận bỏ lại quá khứ và mở ra tương lai".[103]
Năm 2009, 30 năm sau cuộc chiến, Việt Nam và Trung Quốc hoàn thành việc cắm 1971 mốc phân định biên giới[104] sau khi hai chính phủ kí kết hiệp định biên giới, kết thúc đàm phán về các khu vực tranh chấp dọc biên giới.
[sửa] Phản ánh trong văn nghệ
[sửa] Việt Nam
Chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 đã được nhắc tới trong hai bộ phim Đất mẹ (1980) của đạo diễn Hải Ninh và Thị xã trong tầm tay (1982) của đạo diễn Đặng Nhật Minh.[105][106][107] Với câu chuyện về chuyến đi của một phóng viên lên Lạng Sơn tìm người yêu trong thời gian chiến tranh biên giới nổ ra, Thị xã trong tầm tay - tác phẩm đầu tay của đạo diễn Đặng Nhật Minh đã giành giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6, và nằm trong cụm tác phẩm của ông được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt III năm 2005.[107][108] Năm 1982, một bộ phim tài liệu với tựa đề Hoa đưa hương nơi đất anh nằm do Trường Thanh thực hiện để nói về một nhà báo người Nhật chết trong thời gian đưa tin chiến tranh biên giới, bộ phim này sau đó đã được đánh giá cao ở Nhật Bản.[109] Trong thời gian chiến tranh biên giới nổ ra và những năm sau đó, hàng loạt bài hát Việt Nam về đề tài chiến tranh và bảo vệ tổ quốc cũng ra đời như Chiến đấu vì độc lập tự do của nhạc sĩ Phạm Tuyên, Lời tạm biệt lúc lên đường của nhạc sĩ Vũ Trọng Hối, Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận của nhạc sĩ Hồng Đăng, Những đôi mắt mang hình viên đạn của nhạc sĩ Trần Tiến và Hát về anh của nhạc sĩ Thế Hiển.[101]. Về văn học có tiểu thuyết Đêm tháng Hai (1979) của Chu Lai và Chân dung người hàng xóm] (1979) của Dương Thu Hương.
[sửa] Trung Quốc
[sửa] Trung Quốc đại lục
-
Phim Câu chuyện của Hồ Việt [胡越的故事 Hồ Việt để cố sự] (Chu Nhuận Phát vào vai nạn dân Việt Nam Hồ Việt, Chung Sở Hồng vào vai nạn dân Việt Nam Thẩm Thanh Đẳng.
-
Phim Đồng chí thương dân (爱人同志 Ái dân đồng chí) (Lưu Đức Hoa vào vai phóng viên Hương Cảng, Chung Sở Hồng vào vai phiên dịch viên Việt Nam, Thành Khuê An vào vai chiến sĩ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bị Việt Nam bắt làm tù binh)
-
Ca khúc Đó là yêu (这是爱 Giá thị ái) (nguyên tác của Teddy Robin, Hạ Âm Thanh, Trương Quốc Vinh vân vân dịch lời.
[sửa] Hồng Kông
-
^ a b c d e Zhang Xiaoming , "China's 1979 War with Vietnam: A Reassessment", China Quarterly, Issue no. 184 (December 2005), trang 851-874. Zhang cho biết: "Các tài liệu hiện hữu ước tính khoảng 25.000 quân Trung Quốc bị chết và 37.000 bị thương. Các nguồn gần đây từ Trung Quốc đánh giá có khoảng 6.900 chết và 15.000 bị thương, tổng số là 21.900 thương vong trên tổng số 300.000 quân tham chiến."
-
^ a b Bùi Xuân Quang, tr. 429
-
^ a b c Clodfelter, Michael. Vietnam in Military Statistics: A History of the Indochina Wars, 1772–1991 (McFarland & Co., Jefferson, NC, 1995) ISBN 0-7864-0027-7. Clodfelter cho rằng 20.000 quân Trung Quốc chết trận là con số "khả dĩ".
-
^ Trung: {{{1}}} “中越战争三十周年之际 两国关系发展令人关注”, Radio France Internationale, 17 tháng 2 năm 2009. Truy cập 18 tháng 2 năm 2009.
-
^ Xem các nguồn Edward C. O'Dowd, Bùi Xuân Quang, Laurent Cesari, Gilles Férier.
-
^ a b Edward C. O'Dowd, tr. 40
-
^ Lưu Văn Lợi. Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ-Kissinger tại Paris. NXB Công an nhân dân. Hà Nội. 2002. trang 312
-
^ a b Nayan Chanda, tr. 134
-
^ Edward C. O'Dowd, tr. 41
-
^ a b Edward C. O'Dowd, tr. 44
-
^ a b Nayan Chanda, tr. 212
-
^ Ví dụ các chuyến thăm của Võ Nguyên Giáp (Nayan Chanda, tr. 92), Phạm Văn Đồng năm 1977 (Nayan Chanda, tr. 93) nhằm xoa dịu quan hệ với Trung Quốc, các chuyến đi của Phan Hiền đề nghị Trung Quốc giúp đỡ trong đàm phán với Campuchia
-
^ Laurent Cesari, tr. 256
-
^ Nayan Chanda, tr. 88.
-
^ a b Evans và Rowley, tr. 51
-
^ Nguyễn Khắc Viện (1999). Vietnam, une longue histoire. Harmattan. 424. ISBN 2-7384-8503-0.
-
^ Laurent Cesari, tr. 255
-
^ Laurent Cesari, tr. 255
-
^ a b c d e f g “A War of Angry Cousins”. Tạp chí Time (5 tháng 3 năm 1979). Truy cập 16 tháng 2 năm 2009.
-
^ Nayan Chanda, tr. 134-135
-
^ Edward C. O'dowd, tr. 43
-
^ Laurent Cesari, tr. 251
-
^ François Joyaux, tr. 282
-
^ D. Rancic, Politika (Belgrade), 8 tháng 3 1979, trang 1, FBIS, Số 51, trang A17- A1
-
^ China's "Punitive" War on Vietnam: A Military Assessment, Harlan W. Jencks, Asian Survey, Vol. 19, No. 8 (Aug., 1979), trang 801-815
-
^ a b c d e “Nhớ lại đêm 17 tháng 2 năm 1979”. BBC (16 tháng 2 năm 1999).
-
^ Laurent Cesari, tr. 256
-
^ “A Country Study: Vietnam - Foreign Relations - China”. Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (tháng 12 năm 1987). Truy cập 24 tháng 2 năm 2009.
-
^ a b c d e f g François Joyaux, tr. 240
-
^ Laurent Cesari, tr. 262
-
^ a b c Howard W. French, Malipo Journal; Was the War Pointless? China Shows How to Bury It, The New York Times, 1 tháng 3 năm 2005, truy nhập ngày 3/11/2008.
Howard W. French, In China, a war's memories are buried, International Herald Tribute, 2 tháng 3 năm 2005
-
^ a b c d e f Trọng Nghĩa, “30 năm sau cuộc chiến tranh biên giới, hai chính quyền muốn xòa nhòa quá khứ”, RFI, 16 tháng 2 năm 2009. Truy cập 17 tháng 2 năm 2009.
-
^ Comrade B on the Plot of the Reactionary Chinese Clique Against Vietnam, Thư viện Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1979. Christopher Goscha dịch ra tiếng Anh cho CWIHP, Woodrow Wilson International Center for Scholars. [1]
Lời của Lê Duẩn năm 1979: Bản dịch tiếng Anh: Vietnam is resolved not to allow the Chinese to carry out their expansionist scheme. The recent battle [with China] was one round only... The Chinese now have a plot to attack [us] in order to expand southwards (Dịch ngược: Việt Nam quyết tâm không cho phép Trung Quốc thực hiện kế hoạch bành trướng. Trận chiến vừa rồi [với Trung Quốc] mới chỉ là hiệp đầu... Hiện Trung Quốc có một âm mưu tấn công [chúng ta] để bành trướng về phía Nam)
-
^ a b Bùi Xuân Quang, tr. 424
-
^ Lê Mậu Hãn (chủ biên) (2001). Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III, 1945-2000. Hà Nội: NXB Giáo dục.
-
^ Edward C. O'dowd, có khoảng 80 ngàn dân quân các huyện phía nam Vân Nam và Quảng Tây được huy động, hàng vạn dân công cũng được huy động, trang 131-133
-
^ Lê Xuân Khoạ (2004). Việt Nam 1945-1995. Bethesda, MD: Tiên Rồng. 211.
-
^ Edward C. O'Dowd, tr. 54
-
^ Bùi Xuân Quang, tr. 421
-
^ Nayan Chanda, tr. 350
-
^ Laurent Cesari, tr. 264
-
^ Laurent Cesari, tr. 265
-
^ François Joyaux, tr. 239
-
^ Bruce Elleman (20 tháng 4 năm 1996). “Sino-Soviet Relations and the February 1979 Sino-Vietnamese Conflict”. 1996 Vietnam Symposium - Vietnam Center and Archive, Texas Tech University. Truy cập 16 tháng 2 năm 2007.
-
^ Mark A. Ryan, tr. 226-228
-
^ Mark A. Ryan, tr. 230
-
^ Laurent Cesari, tr. 265
-
^ a b King C. Chen, tr. 106
-
^ a b Lịch sử Sư đoàn 3 Sao vàng, Chương 7, Mục 2: Ngày 17 tháng 2.
-
^ a b c King C. Chen, tr. 107
-
^ a b c d King C. Chen, tr. 108
-
^ a b c d “30 Yrs. After the China-Vietnam Border War”. Tạp chí Time. Truy cập 17 tháng 2 năm 2009.
-
^ Lịch sử Sư đoàn 3 Sao vàng, Chương 7, Mục 3: Những điểm cao bất tử.
-
^ a b c King C. Chen, tr. 109
-
^ a b c d e Lịch sử Sư đoàn 3 Sao vàng, Chương 7, Mục 4: Trước cửa ngõ thị xã Lạng Sơn.
-
^ a b c King C. Chen, tr. 110
-
^ Laurent Cesari, tr. 266
-
^ a b c d King C. Chen, tr. 111
-
^ a b Huy Đức (9 tháng 2 năm 2009). Biên Giới Tháng Hai (2009-1979). Báo Sài Gòn Tiếp Thị. 6.
-
^ Edward O'dowd, trang 65
-
^ a b Nayan Chanda, trang 93
-
^ Edward C. O’Dowd, trang 134
-
^ Edward C. O’Dowd, trang 134-135, 137: Theo tài liệu của Trung Quốc: đơn vị 56041 (một trung đoàn bộ binh của Sư đoàn 149, Quân đoàn 13, Quân khu Thành Đô) tại Lào Cai và đơn vị 33762 (một trung đoàn thuộc quân khu Vũ Hán) đã thực hiện tốt chính sách dân vận.
-
^ a b Nayan Chanda, trang 358
-
^ Edward C. O’Dowd, trang 137
-
^ a b Edward C. O’Dowd, trang 138
-
^ Edward C. O’Dowd, trang 140-141
-
^ Edward C. O’Dowd, trang 141-142
-
^ Edward C. O’Dowd, trang 69
-
^ Edward C. O’Dowd, trang 142
-
^ Nayan Chanda, tr. 359
-
^ Laurent Cesari, tr. 266
-
^ a b King C. Chen, tr. 112
-
^ a b c d King C. Chen, tr. 113
-
^ Gilles Férier, tr. 148
-
^ Theo "Lịch sử pháo binh Quân đội Nhân dân Việt Nam" - Tập 2, NXB Quân đội Nhân dân, 1999, khoảng 19% số pháo Việt Nam tham chiến bị quân Trung Quốc chiếm
-
^ Russell D. Howard (tháng 9 năm 1999). “THE CHINESE PEOPLE’S LIBERATION ARMY: "SHORT ARMS AND SLOW LEGS"”. Học Viện An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, Học viện Quân sự Hoa Kỳ ở Colorado. Truy cập 24 tháng 2 năm 2009.
-
^ a b Pierre Gentelle, ed (1989). l'Etat de la Chine. Paris: Editions la décoverte. 411. ISBN 2-7071-1877-X.
-
^ Edward O'Dowd, tr. 45.
-
^ Edward C. O’Dowd, trang 103
-
^ Gilles Férier, tr. 148
-
^ Laurent Cesari, tr. 266
-
^ Marie-Claire Bergère (2000). La Chine de 1949 à nos jours. Paris: Armand Colin. 244. ISBN 2-200-25123-8.
-
^ a b King C. Chen, tr. 114
-
^ a b King C. Chen, tr. 115
-
^ King C. Chen, tr. 116
-
^ Cuối tháng 12 năm 1978, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Túc Dụ (粟裕) báo cáo tại Kì họp thứ 3 của Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng chỉ cần dùng một phần lực lượng của các quân khu Quảng Châu và Côn Minh là đủ để đánh chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần. Trong thực tế, quân Trung Quốc đã cần 16 ngày với 10 sư đoàn từ 6 quân khu (lực lượng bằng tổng hai quân khu Quảng Châu và Côn Minh) để đánh chiếm thị xã Lạng Sơn cách Hà Nội 85 dặm. Nguồn: Chen, tr. 114
-
^ Edward C. O'Dowd (2007). Chinese Military Strategy in the Third Indochina War: The Last Maoist War. Routledge., tr. 46
-
^ Laurent Cesari, tr. 266
-
^ Gilles Férier, tr. 149
-
^ Nayan Chanda (16 tháng 3 năm 1979). End of the Battle but Not of the War. Far Eastern Economic Review. 10.. Chanda trích lời quan chức Trung Quốc tuyên bố rút lui ngày 5 tháng 3 năm 1979
-
^ O’Dowd, trang 91
-
^ Nayan Chanda (16 tháng 3 năm 1979). End of the Battle but Not of the War. Far Eastern Economic Review. 10.. trang 10. Khu vực có giá trị tượng trưng tinh thần nhất là khoảng 300m đường xe lửa giữa Hữu Nghị Quan và trạm kiểm soát biên giới Việt Nam.
-
^ François Joyaux, tr. 242
-
^ Associated Press. “AROUND THE NATION; China Reports Repelling Vietnamese 'Invaders'”. New York Times.
-
^ Carlyle A. Thayer, tr. 6–7.
-
^ O’Dowd, trang 100
-
^ Terry McCarthy, “PINGXIANG: Border War, 1979. A Nervous China Invades Vietnam”, 09/27/1999.
-
^ "Contending Explanations of the 1979 Sino-Vietnamese War", Bruce Burton, International Journal, Vol. 34, No. 4, China: Thirty Years On (Autumn, 1979), trang 699-722
-
^ Trong khi Trung Quốc công khai đòi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, tháng 12 năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã nói với Thủ tướng Nhật Bản Masayoshi Ohira rằng "Trung Quốc nên giữ chân Việt Nam ở Campuchia vì như vậy họ sẽ phải chịu đựng khổ sở ngày càng nhiều và sẽ không thể với tay tới Thái Lan, Malaysia, và Singapore. Đó là hành động khôn ngoan." Nayan Chanda, tr. 379.
-
^ a b Đoan Trang, “Những bài ca biên giới không thể nào quên”, Tuần ViệtNamNet, 16 tháng 2 năm 2009. Truy cập 16 tháng 2 năm 2009.
-
^ Nga Pham, “Vietnam tense as China war is marked”, BBC News, 16 tháng 2 năm 2009. Truy cập 17 tháng 2 năm 2009.
-
^ “Foreign Ministry Spokesperson Jiang Yu's Regular Press Conference on 17 tháng 2 năm 2009”. Bộ Ngoại giao Trung Quốc (18 tháng 2 năm 2009). Truy cập 21 tháng 2 năm 2009.
-
^ Tạp chí Cộng sản Hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam và Trung Quốc(Cập nhật: 27/2/2009)
-
^ Nam Nguyễn (24 tháng 12 năm 2005). “Cha - con và chiến tranh”. Tạp chí Tia sáng. Truy cập 21 tháng 2 năm 2009.
-
^ “Dũng "6 trong 1": Ai xin đồ cổ tôi cho”. VTC (25 tháng 4 năm 2006). Truy cập 21 tháng 2 năm 2009.
-
^ a b Ngọc Trần. “Đặng Nhật Minh vui buồn với bình chọn của CNN”. VnExpress. Truy cập 21 tháng 2 năm 2009.
-
^ “NSND Đặng Nhật Minh giản dị mà bí ẩn”. VnExpress (7 tháng 1 năm 2006). Truy cập 21 tháng 2 năm 2009.
-
^ Nguyễn Duy Chiến (23 tháng 6 năm 2008). “Thăm một nhà văn vừa... mãn hạn tù treo”. Tiền Phong Online. Truy cập 21 tháng 2 năm 2009.
-
^ “Bloodstained Glory sung by Helena Hung”. Ân xá Quốc tế tại Anh. Truy cập 23 tháng 2 năm 2009.
-
^ Mạc Ngôn (2008). Ma Chiến hữu. Phương Nam/NXB Văn học. 200. http://www.phuongnamvh.com/vie/item_detail.asp?cat_id=534&item_id=9598.
[sửa] Chú thích
- Tiếng Việt
-
Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân (1980), Lịch sử Sư đoàn 3 Sao vàng
[sửa] Tham khảo
- Tiếng Anh
-
Colonel G.D. Bakshi (Tháng 11, 12 năm 2000). The Sino-Vietnam War-1979: Case Studies in Limited Wars. Volume 3(3). Bharat Rakshak Monitor.
-
Nayan Chanda (1986). Brother Enemy. The War after the War.. Harcourt Brace Jovanovich. ISBN 0-15-114420-6.
-
King C. Chen (1987). China's War with Vietnam, 1979: Issues, Decisions, and Implications. Hoover Press. ISBN 0817985727. http://books.google.com.au/books?lr=&output=html&id=vY4tBfqGvZ4C&jtp=106.
-
Grant Evans, Kelvin Rowley (1984). Red Brotherhood at War - Indochina since the Fall of Saigon. London: Verso. ISBN 0860910903.
-
Bruce Elleman (20 tháng 4 năm 1996). “Sino-Soviet Relations and the February 1979 Sino-Vietnamese Conflict”. 1996 Vietnam Symposium - Vietnam Center and Archive, Texas Tech University. Truy cập 16 tháng 2 năm 2007.
-
Nguyen Huu Thuy (1979). Chinese Aggression : How and Why it failed. NXB Ngoại ngữ.
-
Edward C. O'dowd (2007). Chinese Military Strategy in the Third Indochina War. Routledge. ISBN 9780415414272. http://books.google.com/books?id=r1wE8uYS9cEC&printsec=frontcover.
-
Mark A. Ryan , David Michael Finkelstein, Michael A. McDevitt (2003). Chinese Warfighting: The Pla Experience Since 1949. M.E. Sharpe. ISBN 0765610876. http://books.google.com/books?id=PsoDGLNmU30C.
-
Carlyle A. Thayer, Security Issues in Southeast Asia: The Third Indochina War, Conference on Security and Arms Control in the North Pacific, Australian National University, Canberra, August 1987.
-
Odd Arne Westad (2006). The Third Indochina War conflict between China, Vietnam and Cambodia, 1972-79. London ; New York : Routledge. ISBN 9780415390583.
- Tiếng Pháp
-
Bùi Xuân Quang (2000). La troisième guerre d'Indochine, 1975-1999 sécurité et géopolitique en Asie. Harmattan. ISBN 2738491847. http://books.google.com/books?id=EBG-tlT4MN4C.
-
Laurent Cesari (1995). L'Indochine en guerres 1945-1993. Paris: Belin. ISBN 2-7011-1405-5.
-
Gilles Férier (1993). Les trois guerres d'Indochine. Lyon: Presse universitaire de Lyon. ISBN 2-7297-0483-3.
-
François Joyaux (1994). La Tentation impériale - Politique extérieure de la Chine depuis 1949. Paris: Imprimerie nationale. ISBN 2-11-081331-8.
-
Hình ảnh cuộc Chiến tranh Biên Giới - Việt-Trung 1979-1989
-
Trung Quốc tấn công Việt Nam xuân 1979, BBC tiếng Việt, 16 tháng 2 năm 2007
-
Tiết lộ mới về cuộc chiến 1979, BBC tiếng Việt, 17 tháng 2 năm 2006
-
Số thương vong trong cuộc chiến 1979, BBC tiếng Việt, 17 tháng 2 năm 2006
-
Phần ba: Trung Quốc rút ra bài học sau 1979, BBC tiếng Việt, 20 tháng 2 năm 2006
[sửa] Liên kết ngoài
-
Dynastie Hồng Bàng
-
Dynastie Thục
-
Dynastie Triệu
-
Royaume du Funan
-
Royaume du Champa
-
Dynastie Nguyễn
-
Indochine française
-
État du Viêt Nam
-
République du Viêt Nam
-
République Démocratique
-
République Socialiste
Guerre sino-vietnamienne
Un article de Wikipédia, l'encyclopédie libre.
Aller à : Navigation, rechercher
Histoire du Viêt Nam
-
Guerre franco-chinoise
-
Famine de 1945
-
Guerre d'Indochine
-
Guerre du Viêt Nam
-
Guerre sino-vietnamienne
Voir aussi :
-
1 Contexte géopolitique
-
2 Conflit
-
3 Stratégies
-
4 Deuxième guerre sino-vietnamienne de 1984
-
5 Notes et références
Modifier
La guerre sino-vietnamienne (vietnamien : Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979) est une courte guerre qui opposa la République populaire de Chine au Viêt Nam du 17 février au 16 mars 1979. Inquiétée par la progression en Asie du Sud-Est de l'influence du régime pro-soviétique du Viêt nam, la Chine envoie son armée qui pénètre dans le nord du Viêt Nam, puis se retire au bout d’un mois.
Sommaire
[masquer]
-
La "coexistence pacifique" qui devient un principe essentiel de la politique extérieure soviétique alors que la Chine prône la guerre contre le capitalisme et l'impérialisme.
-
Le passage du socialisme au communisme. Nikita Khrouchtchev reste persuadé que cette transition peut s'effectuer en douceur au sein même de la société, alors que Mao prône une révolution immédiate, en bouleversant les structures politiques et sociales de la société.
-
La stratégie mondiale à adopter pour implanter le communisme. Khrouchtchev se démarque clairement de son voisin chinois en annonçant les débuts de la déstalinisation et la condamnation du culte de la personnalité, culte que prolonge le Président Mao.
Contexte géopolitique[modifier]
Cette troisième des guerres d'Indochine, d’une durée de quelques semaines, est d'abord une « guerre de proximité de basse intensité ». L'origine de ce conflit s'inscrit dans le cadre de la rupture sino-soviétique, le Viêt Nam communiste étant soutenu par l'Union soviétique. Il marque également la volonté chinoise de réaffirmer sa prédominance en Asie, suite à l'invasion du Cambodge par le Viêt Nam mettant fin au régime Khmer rouge proche des maoïstes.
Les relations sino-russes puis sino-soviétiques ont longtemps été houleuses autant d'un point de vue idéologique que politique. Ces relations furent rythmées par des cassures et des réconciliations successives et ce, jusqu'à la rupture définitive provoquée par l'incompatibilité de leurs politiques, incompatibilité invoquée par les deux États après 1950.
La rupture idéologique prend forme au XXIe Congrès du Parti communiste de l'Union soviétique, lorsque Nikita Khrouchtchev énonce les trois principes de sa nouvelle politique soviétique, avec laquelle la Chine se trouve en total désaccord :
-
La stratégie chinoise : Les services de renseignements vietnamiens s’attendent à un schéma classique identique à celui de la Guerre de Corée, fait d’infiltrations suivies d’un mouvement d'enveloppement par des attaques massives. Prenant le contre-pied, les Chinois ont recours à une approche frontale directe en lançant l’offensive sur les cols avec un barrage d’artillerie intense, suivi de l’infanterie appuyée par des chars utilisés comme appui feu dans une tactique divergente sur un large front, avant de se concentrer sur les objectifs choisis en un mouvement de pince à branches multiples qui se divise en 3 phases :
Parallèlement, les frontières entre l'Union soviétique et la Chine restent un foyer constant de tension entre les deux nations, particulièrement pendant le conflit frontalier sino-soviétique de 1969.
À ces querelles des frontières du Nord s’ajoute la rivalité d’influences sur les marches méridionales de la Chine, dont le Viêt Nam, soutenu par les Russes qui y entretiennent une base navale à partir de 1975.
Conflit[modifier]
C’est une guerre de proximité sur deux fronts pour le Viêt Nam, au sud avec le Cambodge soutenu par la Chine, et au nord où la Chine a directement envahi le Viêt Nam. Le 15 février 1979, la Chine annonce publiquement son intention d’envahir le Viêt Nam. Cette date marque l’expiration du traité sino-soviétique de 1950 et permet ainsi à la Chine d'envahir un allié de l’Union soviétique sans rompre un traité la liant avec l'URSS.
Les raisons invoquées pour cette invasion sont le mauvais traitement subi par la minorité chinoise au Viêt Nam et l’occupation vietnamienne des Îles Spratley revendiquées par la Chine. Deux jours plus tard, le 17 février, environ 120 000 soldats de l’Armée populaire de libération chinoise traversent la frontière par les routes traditionnelles des invasions chinoises depuis des siècles, dans les provinces de Cao Bằng et Lạng Sơn.
Les Chinois attaquent sur 26 points le long des 750 km de frontière défendue par la milice des forces locales vietnamiennes, les troupes régulières étant occupées au Cambodge. En 17 jours de combat, les Chinois parviennent à pénétrer de 30 à 40 km et à capturer les deux capitales provinciales au prix de pertes évaluées à 7 000 tués, et 13 000 à 15 000 blessés. L’armée régulière vietnamienne étant principalement occupée par la campagne militaire au Cambodge contre les Khmers rouges, les forces vietnamiennes au nord se composent essentiellement de 100 000 miliciens locaux (Tu Vê). Les troupes chinoises évacuent le territoire vietnamien le 16 mars, en laissant derrière eux des débris qui deviennent des monuments de commémoration.
Le conflit est donc bref, et les deux camps clament la victoire. Les médias occidentaux donnent à cette guerre le nom de "guerre pédagogique" ("Teach-a-lesson War").
Stratégies[modifier]
-
Bataille des cols pour le passage
-
Bataille des objectifs divisionnaires pour la pénétration à 16 km.
-
Percée et prise des capitales provinciales.
-
La stratégie vietnamienne : les Vietnamiens gardent en réserve leurs forces principales (Chu Luc) pour défendre Hanoi, dans le cas où les Chinois se seraient tournés vers Hanoi dans un schéma en forme de triangle où la base serait formée par la frontière avec la Chine et dans lequel Hanoi serait le sommet.
-
Conflit indochinois (1978-1999)
-
Conflits sino-vietnamiens (1979-1990)
-
Contentieux sino-vietnamien
D'un point de vue historique, les invasions terrestres chinoises des Han ont toujours été arrêtées aux cols avant leur déploiement en Hautes Régions montagneuses de la frontière et de Chine et leur éparpillement en basses terres du delta à l'avantage du plus grand nombre. Les invasions maritimes, elles, étaient arrêtées à l'embouchure des cours d'eau ou près de la ligne côtière, avant le débarquement des troupes.
Le dispositif défensif en profondeur a permis un déploiement rapide et souple des unités de réserve en fonction de l’observation des lignes d’attaque aux frontières. Le stratège Giap tend à privilégier la prudence aux coups d’audace par une longue préparation pour une exécution rapide et complète.
La milice locale d’autodéfense s'avère apte à bloquer les cols et à effectuer une contre-offensive sur un terrain montagneux qu'elle connait bien.
Deuxième guerre sino-vietnamienne de 1984[modifier]
Cette deuxième guerre sino-vietnamienne de 1984 s’est résumée à la seule bataille du Mont Laoshan. Elle eut pour objectif la conquête d’un observatoire.
À une altitude de 1 422 mètres en territoire vietnamien, proche de la frontière chinoise, “Laoshan” signifie "Vieille Montagne" en chinois et en vietnamien. Après la guerre sino-vietnamienne de 1979, le Mont Laoshan est utilisée par les forces vietnamiennes comme observatoire pour diriger des coups de main (raids) de grande envergure en Chine. En février-avril 1984, des incidents frontaliers conduisent à cette bataille en règle avec préparations d’artillerie et charges d’infanterie. La milice locale des paysans et montagnards vietnamiens se sont chargés de mettre en œuvre les positions défensives. Les Chinois occupent cette position et s'en retirent quelques heures après.
Notes et références[modifier]
Voir aussi[modifier]
Articles connexes[modifier]
-
http://www.vietnam.ttu.edu/vietnamcenter/events/1996_Symposium/96papers/elleviet.htm
-
http://www.cehd.sga.defense.gouv.fr/IMG/pdf/colloque_international.pdf
-
http://www.youtube.com/watch?v=cR884ADWf3g&feature=related. Offensive vietnamienne au Cambodge en réponse aux raids des Khmers rouges. Voir le massacre de Ba Chuc.
没有评论:
发表评论