http://vneconomy.vn/thoi-su/lanh-dao-lang-son-bac-tin-don-dong-cua-khau-20140520114159910.htm
http://cungphuot.info/cac-mon-an-ngon-o-lang-son-phan-1-post4993.cp
Cùng Phượt – Du lịch đến xứ Lạng, khách không chỉ ngẩn ngơ, mải mốt với những núi cùng trời, những hang cùng động, những phố với chợ. Để khám phá những hương vị riêng rất Lạng Sơn, du khách có thể vào các nhà hàng của khách sạn Tam Thanh, khách sạn Bắc Sơn, khách sạn Đông Kinh, khách sạn Kim Sơn hay bất cứ một nhà hàng bình dân hoặc sang trọng nào ở thành phố này
Bài liên quan :
- Kinh nghiệm phượt Lạng Sơn
- Kinh nghiệm phượt Mẫu Sơn
- Khách sạn nhà nghỉ ở Lạng Sơn
- Danh lam thắng cảnh Lạng Sơn
- Xe khách đi Lạng Sơn
- Các lễ hội văn hóa đặc sắc ở Lạng Sơn
Cùng Phượt xin tổng hợp một số món ăn ngon của xứ Lạng mà nếu có dịp đến với mảnh đất này các bạn không nên bỏ qua. Một số món ngon Mẫu Sơn do đã nằm trong một bài riêng nên Cùng Phượt xin phép không nhắc lại trong phạm vi bài viết này.
Vịt quay là món ăn phổ biến ở Lạng Sơn |
Vịt quay là giống vịt bầu Thất Khê. Sau khi được làm sạch sẽ vịt được tẩm hương liệu, hành, hạt tiêu, quả móc mật, nhồi vào bên trong, khâu lại. Phần bên ngoài da tẩm mật ong và để chừng 10 phút, sau đó vịt được quay trên bếp than, loại than hoa chừng 15 phút, khi quay xong nhúng vào chảo mỡ, đảo đi đảo lại khoảng 15 phút cho ra giá đỡ để nguội. Khi quay vịt đòi hỏi kỹ thuật không cháy đen, phải đảm bảo độ nóng, quay càng lâu thịt càng thơm, ngon, thịt vịt phải thấm màu mật ong, có hương vị đậm đà của hương liệu, đó mới là thịt vịt ngon.
Ngoài ra, bạn cũng nên thử món phở vịt quay, khá độc đáo đấy |
Phần nước mỡ khi quay vịt xong sẽ được sử dụng để chan phở vịt. Khi thưởng thức một bát phở vịt, cho thêm một vài lát măng chua được ngâm trong lọ để sẵn, mùi thơm của thịt vịt, nước dùng sóng sánh và vị chua của măng tạo nên sự hấp dẫn cho món ăn đặc sản vùng biên giới.
Đặc sản xứ Lạng này được chế biến khá cầu kỳ và có hương vị vô cùng hấp dẫn. Phở chua Lạng Sơn phải ăn nhẩn nha mới thưởng thức hết hương vị đặc biệt của nó. Hiện nay, phở chua có bán ở một số vùng miền núi phía Bắc, nhưng chỉ có sản phẩm của Thất Khê, Lạng Sơn, là có tiếng hơn cả.
Bánh cuốn trứng Lạng Sơn
Cạnh khách sạn Nam Ninh 40 Ngô Gia Tự – Tp Lạng Sơn
Quán Bà Thắm 14 Nguyễn Du – Tp Lạng Sơn
Quán Bắc Hùng 21 Nguyễn Du – Tp Lạng Sơn
Quán Hương Phi 27 Nguyễn Du – Tp Lạng Sơn
Quán Thu Hiền 13 Nguyễn Du – Tp Lạng Sơn
Quán Bà Thảo 13 Ngô Quyền – Tp Lạng Sơn
Không được nhiều người biết đến như bánh cuốn Hải Phòng hay bánh cuốn Thanh Trì nhưng bánh cuốn trứng Lạng Sơn vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong bữa sáng cho thực khách khi đến thăm xứ Lạng êm đềm.
Về cơ bản cách làm bánh cuốn trứng không khác biệt nhiều so với các loại bánh cuốn ở nhiều địa phương trên cả nước, chỉ khác nhau ở nhân bánh bên trong. Bánh cuốn trứng cũng chọn những hạt gạo tẻ trắng ngần xay mịn làm bột. Sau đó, người ta đem thứ tinh bột thơm mùi đồng ruộng này hòa với nước thành một hỗn hợp không quá đặc mà cũng không quá loãng như thế sẽ giữ được độ dẻo đặc trưng của bột gạo.
Đến lúc ngọn lửa hồng của bếp lò được nổi lên thì người làm bánh khéo léo căng một miếng vải mỏng lên miệng nồi hấp và thoa một lớp mỡ mỏng lên mặt miếng vải để bánh cuốn dễ dàng được lấy ra khi đã chín. Bánh chỉ được làm khi có khách vào ăn, đôi bàn tay thoăn thoắt của người đầu bếp múc từng gáo bột láng thật đều, thật mỏng trên khuôn vải. Khi chiếc bánh trên nồi vừa chín tới, giở nắp vung ra đập vào hai bên của lá bánh hai quả trứng gà, đậy nắp lại một chút, chờ cho lớp lòng trắng đục lại, dính vào mặt bánh còn phần lòng đỏ lúc ấy chỉ cần vừa đủ chín tới độ lòng đào tạo thành lớp bọc mỏng giúp cho quả trứng không bị vỡ là được.
Khi bánh chín, người làm bánh dùng một chiếc đũa tre dẹp chia lá bánh làm hai phần, dùng các góc còn lại của bánh để phủ lên một nửa của lòng đào trứng gà chứ không phủ kín. Như vậy, bánh cuốn trứng đã được hoàn thiện chỉ việc bày ra đĩa rắc thêm một lớp thịc nạc kho được chà nhuyễn thành từng sợi nhỏ trông rất ngon mắt. Những chiếc bánh vừa mới hấp, mới cuốn, khói còn nghi ngút phải ăn ngay thì mới cảm nhận được hết vị ngon của bánh cuốn trứng.
Ngồi quanh bếp than hồng nghe củi gỗ bị đốt cháy nổ tí tách nhâm nhi bát nước vối nóng, thưởng thức bánh cuốn trứng với nước chấm đơn giản là một chén nước thịt kho, lớp nước mỡ thật dày cùng với ít rau sống sẽ thấy xứ Lạng thật bình yên. Điều thú vị hơn là khi ăn bánh người dùng phải đưa miếng bánh vào miệng khéo léo để lòng đỏ trứng vỡ ra trong miệng hòa lẫn với vị béo béo ngậy ngậy, mặn ngọt của nước thịt kho mới thấy hết được sự tinh tế trong ẩm thực của vùng quê này.
Khâu nhục (Khau nhục)
Khâu nhục , còn gọi là Nằm khâu, là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Khâu nhục được du nhập vào Việt Nam qua sự biến tấu của người dân tộc Tày, Nùng, và qua thời gian đã trở thành món ăn Đặc sản nổi tiếng của Lạng Sơn, được dùng trong những dịp gia đình có chuyện vui như lễ Tết, cưới hỏi… Theo truyền thống, khâu nhục được chế biến khá cầu kì từ thịt ba chỉ sau khi đã được ướp kĩ các loại Gia vị và chưng cách thuỷ trong thời gian dài.
Khâu nhục được những người Nùng di cư từ Trung Quốc mang đến Việt Nam. Cái tên "khâu nhục" xuất phát từ phiên âm tiếng Hoa: "Khâu" có nghĩa là "hấp đến mềm gục", còn "nhục" có nghĩa là "thịt", do đó nếu dịch đúng có thể hiểu là "Thịt được hấp gục"-Hay hấp đến chín nhừ. Người Trung Quốc coi khâu nhục là món ăn dân dã nhưng lại mang ý nghĩa tinh thần rất lớn, cách bài trí miếng thịt lên đĩa theo hình dạng một quả đồi nhỏ đang nhô cao thể hiện ý chí và sự lớn mạnh trong tương lai. Do đó, đây là món ăn gần như không thể thiếu trong các ngày lễ quan trọng của cộng đồng dân tộc Tày-Nùng.
Nguyên liệu chính được dùng là thịt ba chỉ, theo những người có kinh nghiệm thì thịt ngon nhất không nên quá béo, nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Bên cạnh đó, còn cần có các loại gia vị như húng lìu, Ngũ vị hương, Địa liền, mật ong, rượu, dấm, xì dầu… Thịt ba chỉ sau khi luộc sơ được tẩm gia vị, sau đó dùng tăm tre chọc thật kĩ lớp bì để bì có khả năng hút nước cho mềm, đồng thời loại bỏ bớt lớp mỡ dưới da. Sau đó đem thịt đi quay, vừa quay vừa phết mật ong lên cho vàng bì, hoặc cũng có thể cho thịt vào chảo mỡ đảo cho vàng miếng thịt rồi vớt ra để nguội.
Khoai môn thái miếng, chiên vàng rồi bày lên đĩa. Phía dưới lớp khoai là lớp rau muối mặn được làm từ lá tàu soi băm nhỏ, trộn đều với tương tàu, xì dầu, húng lìu, tỏi. Sau đó thái thịt thành từng miếng khoảng 1,5 cm, úp bát to vào, lật lại để nguyên đĩa rồi xếp từng bát vào nồi chưng cách thuỷ trong khoảng thời gian từ 4-5 tiếng cho thịt chín và mềm nhừ. Khi ăn thì lật úp bát thịt ra đĩa, để phần da của thịt được bày lên trên, nếu có màu vàng đều cùng hương thơm đặc trưng là đã đạt yêu cầu. Khâu nhục có thể ăn với cơm hoặc xôi, nhưng ngon nhất vẫn là ăn với bánh gật gù.
Bánh Cao Sằng
Nguyên liệu chính để làm món bánh cao sằng là gạo tẻ. Gạo phải là loại tẻ ngon, trắng và có mùi thơm, nấu cơm thơm dẻo và làm bánh thì ngon, mượt.
Bột bánh: Gạo được ngâm qua đêm cho mọng nước, đem vo đãi sạch rồi đem xay trong cối đá thành thứ bột nước sền sệt. Bớt ra một phần bột rồi pha thêm nước lã cho bột loãng ra rồi đem đun sôi, quấy cho tới khi bột gần chín. Bột này lại được hòa với phần bột sống kia thành thứ bột dở sống, dở chín, đặc sánh. Phải pha chế cho bột dở sống, dở chín như vậy để khi hấp bánh không bị bở nát. Nêm thêm một chút muối, mì chính cho có vị, thế là đã chuẩn bị xong bột bánh.
Nhân bánh: Nhân bánh cao sằng được làm bằng thịt lợn băm nhỏ và hành khô. Thịt lợn vai băm nhỏ, ướp gia vị vừa ăn. Hành củ xắt nhuyễn, cho vào chảo phi thơm rồi cho thịt vào xào cho săn là được.
Sau khi bột và nhân được làm xong bánh sẽ được mang đi hấp. Bánh cao sằng hấp khá cầu kỳ và phải chia làm ba lần. Khuôn bánh là chiếc khay nhôm sâu lòng, to chừng cái mâm nhỏ. Đổ một lớp bột dày bằng một đốt ngón tay vào khuôn rồi đem hấp cách thủy. Sau khi bột chín lại đổ thêm một lớp bột nữa rồi tiếp tục hấp đến chín. Sau đó đổ thêm lớp bột thứ ba, lớp bột này mỏng hơn hai lớp trước và được trộn cùng với nhân bánh và xì dầu và một ít hành lá thái nhỏ rồi tiếp tục hấp bánh đến chín đều là được. Bánh phải hấp nhiều lần vì nếu để một lớp dày bánh sẽ chín không đều và không được dai ngon. Khi bánh chín, tỏa ra mùi thơm của bột gạo quện với mùi hành phi vô cùng hấp dẫn. Dùng dao sắc, cắt bánh thành hình chữ nhật khoảng cỡ bao diêm rồi rắc thêm chút lạc rang giã giập.
Nhiều loại bánh hấp khác thường được ăn kèm cùng nước chấm hay nước sốt thì bánh cao sằng lại thường được ăn kèm cùng… nước canh. Nước canh được chế biến bằng cách hầm xương heo, đặc biệt là xương ống thật kỹ, vớt hết bọt, rồi thêm hành hoa và mùi tàu thái nhỏ.
Bánh Áp chao
Cái món ăn xuất xứ từ Trung Quốc khi du nhập vào Việt Nam, kết hợp với khẩu vị của người Việt đã thành một thứ quà đặc sắc của xứ Lạng. Áp chao làm từ thịt vịt thôi nhưng được chế biến khá độc đáo. Cùng là thịt vịt nhưng chia làm hai loại bày trên hai đĩa, một đĩa là thịt vịt chao dầu đã được tẩm ướp húng lìu, một là thịt vịt bọc bột nếp chiên vàng. Nhìn đĩa thịt vịt nâu vàng suộm bên cạnh đĩa rau sống xanh mơn mởn, chưa ăn mà đã thấy ngon miệng rồi. Thịt vịt chao dầu thì dùng với bát nước chấm gồm gia vị, ớt, giấm ngâm măng đắng và mắc mật. Ăn thấy có vị đậm đà của thịt vịt được tẩm ướp kĩ càng mà lại có vị chua chua của thứ nước chấm rất riêng. Còn thịt vịt bọc bột nếp – thứ bột nếp mà các bà hàng bánh rán mặn vẫn dùng để làm bánh – thì chấm với nước mắm đu đủ pha giấm ớt. Cắn một miếng thấy cái deo dẻo của bột nếp, đến miếng thứ hai cảm nhận ngay được cái ngọt của thịt vịt chín vàng. Ăn mãi mà không thấy chán. Cả hai thứ này ăn kèm với rau sống. Trong cái gió mát của vùng cao, quây quần bên bè bạn, nhấp môi chút rượu Mẫu Sơn, nhấm nháp cái vị đậm đà của món áp chao, xuýt xoa trước cái cay cay của gừng, của ớt mới cảm nhận được hết cái thú ẩm thực xứ Lạng.
Đây là món ăn đặc sản không thể thiếu trong các bàn ở Lạng Sơn và không chỉ ngon mà còn chế biến cầu kì và mang hương vị riêng của xứ Lạng.
Để làm lợn quay, người ta chọn những con tầm 20-35kg hơi, loại to quá thì béo, mỡ nhiều ăn sẽ ngấy. Loại nhỏ dưới 20kg thì chưa thành thịt, nhão và không có vị thơm. Người Lạng Sơn hay nuôi giống lợn móng cái (lợn ta hay còn gọi là giống lợn ỉn) có xương nhỏ, chắc thịt và nạc nhiều nên thịt quay thơm ngon; nếu chọn được giống lợn này để quay thì càng ngon. Thịt lợn cả con được cạo lông làm sạch từ thủ lợn đến chân giò, cạo trắng cả con nhưng không để da lợn bị xước rách, để khi quay chín da lợn không bị vỡ làm mất nước ngọt và mùi thơm của thịt. Lợn làm sạch lông, đem mổ moi hết nội tạng để tẩm ướp gia vị. Lấy muối tiêu xát đều trong bụng lợn cho đủ độ ngấm, rồi lấy lá mác mật (một loại quả vừa để ăn vừa làm gia vị được) loại bánh tẻ và lá non rửa sạch cả cuống và lá để ráo nước rồi cho vào bụng lợn. Dùng một chiếc xiên bằng gỗ hoặc bằng cây hóp xiên từ khấu đuôi lên thẳng mồm con lợn, sau đó lấy lạt buộc chặt cây gỗ và xương sống con lợn, lấy lạt buộc kín bụng con lợn lại. Để cho lợn quay có bì vàng xẫm thật ngon, người ta dùng mật ong hòa với giấm bôi kĩ một lượt lên toàn thân con lợn. Sau đó mang con lợn ra quay trên đống than củi đang cháy hồng, chú ý quay thật đều sao cho con lợn không có chỗ sống, chỗ chín.
Quay một con lợn 30kg hơi cũng phải mất 2-3 tiếng, vừa ngồi quay lợn vừa bôi đều mật ong pha giấm trên con lợn và lấy que nhọn chọc dầu vào da con lợn để bì không bị nứt trong khi quay. Khi lợn chín tới, người ta dùng vải thấm nước lã lau qua mình con lợn một lượt rồi quạt lửa thật mạnh để cho bì lợn phồng lên. Bỏ lợn ra khoảng 1 tiếng cho bớt nóng và để khi chặt thịt miếng thịt bày ra đĩa không bị nát. Đĩa thịt lợn quay vàng xộm thơm lừng ngon lành đến ứa nước miếng. Cắn miếng thịt quay có vị ngọt của thịt chín tới, vị thơm của lá mác mật, vị ngậy của thịt nướng, miếng thịt được tẩm ướp đậm đà, ăn một lần sẽ nhớ mãi.
Xin mời xem tiếp Các món ăn ngon ở Lạng Sơn Phần 2
Tìm trên Google : món ngon lạng sơn, ẩm thực lạng sơn, đặc sản lạng sơn, ăn gì ở lạng sơn, địa điểm ăn uống lạng sơn, quán ăn ngon lạng sơn, món ăn vặt lạng sơn, mon ngon lang son, am thuc lang son, dac san lang son, an gi o lang son, dia diem an uong lang son, quan an ngon lang son, mon an vat lang son
Giới thiệu về website
Cùng Phượt – Du lịch đến xứ Lạng, khách không chỉ ngẩn ngơ, mải mốt với những núi cùng trời, những hang cùng động, những phố với chợ. Để khám phá những hương vị riêng rất Lạng Sơn, du khách có thể vào các nhà hàng của khách sạn Tam Thanh, khách sạn Bắc Sơn, khách sạn Đông Kinh, khách sạn Kim Sơn hay bất cứ một nhà hàng bình dân hoặc sang trọng nào ở thành phố này
Cùng Phượt xin tổng hợp một số món ăn ngon của xứ Lạng mà nếu có dịp đến với mảnh đất này các bạn không nên bỏ qua. Một số món ngon Mẫu Sơn do đã nằm trong một bài riêng nên Cùng Phượt xin phép không nhắc lại trong phạm vi bài viết này.
Măng ớt Lạng Sơn thường được ngâm với quả mắc mật |
Cùng là trái ớt, những búp măng nhưng mỗi vùng miền lại có cách chế biến, cách ăn khác nhau. Ở vùng này nó chỉ là gia vị, nhưng ở vùng khác lại là món chủ lực "đưa cơm". Nếu ai đã từng đến Lạng Sơn, sẽ không thể "làm ngơ" trước một đặc sản của vùng này, đó là món măng ngâm ớt cùng mắc mật tươi.
Đi Lạng Sơn chớ quên ngồng cải nha |
Ngồng cải là một thứ thân non của cây, có hoa màu vàng, mọc cao vổng lên, nếu ăn thường rất đắng. Cải ngồng Lạng Sơn thực ra cũng chỉ là thứ cải ngọt bình thường nhưng không biết do mầu mỡ của đất đai hay bởi sự chăm sóc khéo léo của người Lạng Sơn mà ngồng cải cứ mơn mởn xanh, lại ngọt và thơm đến thế.
Nghe đến món nem nhiều người sẽ nghĩ ngay đến món nem chua nức tiếng gần xa của Xứ Thanh. Nhưng nem nướng Lạng Sơn có hương rất đặc biệt (Chỉ có ở huyện Hữu Lũng).Hương thơm nồng cùng mùi chua ngai ngái của thịt đã lên men quyện vào nhau, được nướng trên bếp than hoa cho cháy vỏ bọc bằng lá chuối trước khi bóc và cho ra đĩa.Nem được ăn kèm với lá cây Đinh Lăng cùng nước chấm chua, ngọt, cay tạo nên vị đặc trưng riêng chỉ có ở Lạng Sơn.
Cây Bò khai còn có tên khác như rau Hiến, Dạ Yến, Khau hương, Phắc hiến (Tày), Lò Châu Sói (Dao). Rau bò khai thân leo, ngọn nhỏ mềm như sợi bún thường dùng xào chung với thịt bò hoặc bánh đa ăn giòn bùi rất thú vị. Cũng là sản phẩm của tự nhiên, rau ngót rừng bùi, giòn, ngọt nước với hương vị rất riêng.
Cây sau sau là loài cây thân gỗ, tán che phủ một vùng rừng rộng lớn, thường trổ búp non vào đầu xuân. Búp sau sau dùng như một loại rau sống, khi ăn thường được chấm với mẻ chua, vị bùi – chát – ngọt, hương thơm nồng nàn rất đặc biệt. Ở vùng Sì Nghều (huyện Lộc Bình), bà con có một thứ nước chấm "đặc chủng" tên là Xà đúc, ăn với rau sau sau rất tuyệt vời, một lần ăn, nhớ mãi không quên. Xà đúc được lấy nguyên liệu từ tuỷ của xương lợn, kết hợp với một số gia vị cả địa phương, ủ men lâu ngày mà thành.Hiện nay, ở các chợ đầu mối ở thành phố Lạng Sơn như: Chợ Kỳ Lừa, Đông Kinh, chợ Chi Lăng, có hàng trăm người dân tộc thiểu số ở Gia Cát, Hoà Cư, Cao Lâu (huyện Cao Lộc), Vân Thủy, Bản Thí (huyện Chi Lăng), thồ xe đạp, bán rong lá sau sau. Bạn có thể mua về xuôi làm quà biếu người thân.
Na Chi Lăng mắt hồng, quả to, tròn căng |
Cuối tháng 8, đầu tháng 9, khi tiết trời thu se lạnh tràn về cũng là lúc đến mùa na chín. Lạng Sơn được coi là một trong những "vựa na" lớn nhất cả nước. Và vùng núi đá vôi Kai Kinh ở hai huyện Hữu Lũng và Chi Lăng là vương quốc na nơi đây.
Na trồng trên núi và được chuyển xuống đường bằng những sợi dây như này |
Na Chi Lăng mắt hồng,quả to, tròn căng, bóng mẩy và ngọt sắc. Để chuyển những trái na từ trên đỉnh núi xuống, người ta đã làm những chiếc ròng rọc chạy từ trên cao xuống tận chân núi nên đôi khi khách du lịch còn gọi đặc sản này là "na đu dây". Để có thể vận chuyển đi khắp cả nước, na được thu hoạch trước khi chín khoảng 1 tháng bởi nếu đợi đến sát ngày chín mới thu hoạch thì na sẽ không thể bảo quản để vận chuyển đi xa được.
Mắc mật còn gọi là hồng bì núi hay củ khỉ, dương tùng là một loại quả được phân bố ở một số tỉnh miển nùi phía Bắc Việt Nam. Quả mắc mật có thể ăn tươi hoặc dùng để nấu, kho trong một số món ăn, lá mắc mật có tinh dầu thơm nên đường dùng làm gia vị trong các món vịt quay, lợn quay …Quả và lá mắc mật là loại gia vị quan trọng góp phần làm nên sự thành công của rất nhiều món ẩm thực nổi tiếng Xứ Lạng như Lợn quay, Vịt quay, Măng ớt…
Rừng Hồi tại Văn Quan |
Là một loại cây quý đặc trưng của tỉnh Lạng Sơn được trồng chủ yếu trên địa bàn các huyện Văn Quan, Văn Lãng, Bình Gia… Qủa Hồi, tinh dầu Hồi là một loại dược liệu quý trong đông y, cũng là gia vị độc đáo không thể thiếu trong các món ẩm thực phổ biến như phở, hoặc dùng để tẩm ướp các món ăn. Sản phẩm hoa Hồi Lạng Sơn được ưa chuộng tại các thị trường quốc tế như Pháp, Cannada, Trung Quốc… Hồi Lạng Sơn chiếm hơn 90% sản lượng hồi trên toàn quốc
Hồng Bảo Lâm
Quýt Bắc Sơn
Các bạn có thể tham khảo thêm về Tam Đảo tại website: anhduchotel.com
回复删除Hoặc xem hướng dẫn du lịch Tam Đảo tại đây nhé:
https://anhduchotel.com/kinh-nghiem-du-lich-tam-dao/
kd 12 shoes
回复删除yeezy boost 350 v2
moncler coat
pandora outlet
air jordan
jordan shoes
supreme new york
supreme hoodie
kevin durant shoes
kyrie shoes